Ăn khi stress làm tăng cân nhiều hơn?

Thứ tư - 26/06/2019 15:51
Một nghiên cứu tiến hành trên vật thử đã cung cấp thêm bằng chứng khẳng định: Ăn khi stress, đặc biệt là các bữa ăn có hàm lượng calori cao sẽ dẫn đến tăng cân nhiều hơn so với ăn khi không bị stress.
Stress kéo dài kích hoạt một cơ chế quan trọng trong não làm cho vật thử không thể ngừng ăn - Ảnh minh họa
Stress kéo dài kích hoạt một cơ chế quan trọng trong não làm cho vật thử không thể ngừng ăn - Ảnh minh họa
Stress kéo dài kích hoạt một cơ chế quan trọng trong não làm cho vật thử không thể ngừng ăn - kết quả đăng trên tạp chí Trao đổi chất Tế bào cuối tháng 4 qua.

Nhóm nghiên cứu phân tích hành vi và trọng lượng tăng thêm của các vật thử. Theo đó, vật thử bị stress ăn thức ăn khỏe mạnh không có sự khác biệt về cân nặng so với vật thử không bị stress. Tuy nhiên, vật thử bị stress ăn thực phẩm có mức calori cao lại tăng trọng lượng nhiều hơn so với vật thử không stress ăn thức ăn giống như vậy.

Vùng dưới đồi (hypothalamus) - một vùng có kích thước nhỏ nằm ở khu vực trung tâm của não bộ, kiểm soát sự thèm ăn và cơn đói và hạch hạnh nhân ở gần đó kiểm soát các phản hồi cảm xúc như: lo lắng và tress. Cả hai cơ quan của não này đều sản xuất ra một loại phân tử được gọi là neuropeptide Y (NPY) phản hồi lại stress. Ở vùng đồi dưới, phân tử này có chức năng kích thích hấp thu thức ăn.

Do đó, chính phân tử này là yếu tố làm tăng cân nhiều hơn với tác nhân liên quan đến stress. Khi các nhà nghiên cứu đóng tắt quá trình sản xuất NPY ở vật thử, tức đóng chức năng của hạch hạnh nhân thì các vật thử dù có stress hay không với chế độ ăn nhiều năng lượng có mức trọng lượng tăng lên giống nhau.

Điều này cho thấy phân tử NPY là tác nhân gây tăng cân có liên quan đến ăn trong khi bị stress.

Tác động của NPY cũng liên quan đến tương tác với insulin. Các phân tử NPY có những “trạm sạc” dành cho hormone này, hormone được cơ thể sử dụng để kiểm soát mức thực phẩm ăn vào.

Mức insulin tăng nhẹ ngay sau bữa ăn để giúp cơ thể hấp thu glucose từ máu và là dấu hiệu để vùng dưới đồi ngừng ăn. Nghiên cứu cho thấy stress kinh niên gây ra mức tăng insulin nhẹ ở vật thử. Và ở vật thử bị stress có chế độ ăn năng lượng cao, mức insulin tăng gấp 10 lần so với vật thử không bị stress.

Mức insulin tăng cao này lưu thông khắp vùng dưới đồi làm cho các tế bào não trở nên tê liệt với hormone này, làm tăng sản xuất NPY và thúc đẩy việc ăn uống; đồng thời làm giảm khả năng đốt cháy năng lượng của cơ thể.

Các chuyên gia vẫn chưa rõ tại sao não bộ lại có cơ chế này nhưng “thiếu thức ăn và đói bụng đều gây ra stress, vì thế ăn nhiều hơn khi đói hay khi chưa đủ no lại rất cần thiết cho cơ thể” - các chuyên gia giải thích. 

Tuy nghiên cứu này tiến hành trên vật thử nhưng cả vật thử và con người đều sử dụng cùng một hệ thống NPY để điều chỉnh các quá trình này. Các chuyên gia hy vọng lần dò theo phát hiện này sẽ có thể tìm ra các bước, các phân tử liên quan để can thiệp tình trạng béo phì.
Đức Hòa (theo Live Science)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây