Người bệnh tiểu đường nên ăn, ngủ vào giờ nào?

Thứ năm - 20/06/2019 21:13
Ngủ trước 23h để gan, hệ miễn dịch bài độc, tủy sống tạo máu; ăn sáng 7h-9h bởi đây là lúc ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất...
Sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý giúp cải thiện tình trạng cho bệnh nhân tiểu đường. Ảnh: Healthline.
Sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý giúp cải thiện tình trạng cho bệnh nhân tiểu đường. Ảnh: Healthline.

"Một năm có 4 mùa, một ngày trải qua 4 buổi. Cơ thể chúng ta cũng vậy với nhiều khung đồng hồ sinh học, hoạt động theo cơ chế giờ nào việc nấy. Tuân theo nhịp sinh học chính là điều kiện để cơ thể hoạt động trơn tru, ổn định", Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Hà (tốt nghiệp Học viện Dinh dưỡng Tích hợp Hoa Kỳ) cho biết.

Sau nhiều năm tư vấn, hỗ trợ chữa trị cho bệnh nhân tiểu đường, Thạc sĩ Hồng Hà hướng dẫn người bệnh nên xây dựng thời gian biểu sinh hoạt theo 7 khung giờ sau.

- 1h-3h: Thời gian bài độc của mật, cần ở trong giấc ngủ say.

- 3h-5h: Phổi thực hiện chức năng bài độc. Người bị ho thường ho dữ dội vào thời gian này. Tuy vậy, không nên dùng thuốc ho để tránh cản trở việc đào thải chất cặn bã trong cơ thể.

- 5h-7h: Ruột già bài độc, nên đi vệ sinh để tống chất thải ra ngoài.

-7h-9h: Ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất, cần ăn sáng đầy đủ. Người bệnh tiểu đường nên ăn bữa sáng hoàn toàn với hoa quả ít ngọt, ít nhất 4 loại. Lượng hoa quả ăn vào ít nhất bằng trọng lượng cơ thể nhân với 10 gram; ưu tiên các thức ăn kháng viêm như nha đam, húng xoăn, gừng. Người có đường huyết cao cần bổ sung một đĩa rau củ quả sống 100-150 gram và giảm lượng trái cây. Uống thêm một trái dừa tươi.

- 21h-23h: Hệ miễn dịch (bạch cầu lymph) đào thải chất độc. Bệnh nhân nên ở trong không gian yên tĩnh hoặc nghe nhạc yên tĩnh.

- 23h-1h: Quãng thời gian bài độc của gan, cần ở trạng thái ngủ say.

- 23h-4h: Thời điểm tủy sống tạo máu, nên ngủ say, hạn chế thức khuya.

Thạc sĩ Hồng Hà nhấn mạnh nếu sinh hoạt không điều độ, công việc thất thường, bỏ bữa ăn hay ăn không đúng giờ, nhất là những người ban ngày ngủ, ban đêm làm việc trong một thời gian dài thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn.

Với người mắc tiểu đường, việc tuân thủ nhịp sinh học lại càng quan trọng, đặc biệt là các bữa ăn. Ăn đúng giờ, não gửi tín hiệu để miệng tiết dịch tiêu hóa, tuyến tụy tiết insulin, dạ dày chuẩn bị các dịch vị axit để sẵn sàng tiêu hóa thức ăn một cách tuần tự, không làm tăng đường huyết đột ngột.

Nguồn tin: vnexpress.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây