3 sai lầm thường gặp khiến các bệnh đường tiêu hóa khó trị dứt điểm

Thứ tư - 12/06/2019 15:35
Việc ăn uống không kiêng khem, dùng thuốc bừa bãi, không tái khám định kỳ khiến việc điều trị của người bệnh gặp nhiều trở ngại.
3 sai lầm thường gặp khiến các bệnh đường tiêu hóa khó trị dứt điểm

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Minh Tuấn - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, các bệnh về đường tiêu hóa  khó điều trị do đường ruột phải hoạt động để vận chuyển, tiêu thụ thức ăn. Khi bị viêm hoặc loét ở một bộ phận, vết thương khó lành lại. Vì vậy, người bệnh cần phải cẩn thận, tránh vướng phải những sai lầm sau đây để điều trị bệnh dứt điểm.  

Ăn uống không kiêng khem

 "Bệnh thường từ miệng mà ra", câu nói này đúng với các bệnh về đường tiêu hóa. Thói quen thiếu lành mạnh như ăn nhanh, ăn không tập trung, không điều độ, lạm dụng đồ chế biến sẵn, đồ chiên rán, chất kích thích, ăn đồ sống...  là những lý do gây ra viêm loét dạ dày thực quản, viêm đại tràng mạn tính, sỏi mật, sỏi thận, trĩ...Vì vậy, để thuận lợi trong quá trình điều trị, người bệnh cần kiêng khem cẩn thận.  

Ngay cả sau khi điều trị bạn vẫn cần chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt trong một thời gian dài (theo lời khuyên của bác sĩ) để các tổn thương trong bộ máy tiêu hóa được làm lành. 

- Hạn chế các loại thực phẩm như rau sống, nem chua, tiết canh, lòng heo, gỏi cá...

- Hạn chế đồ ăn chua cay, nóng quá hoặc lạnh quá. 

- Với bệnh nhân bị trĩ do táo bón, cần giảm chất béo, tăng chất xơ, chia nhỏ bữa ăn. 

- Bệnh nhân tiêu chảy thì hạn chế ăn chất xơ để tránh thành ruột bị tổn thương, nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ hoặc xay nhừ. 

- Tránh sử dụng chất kích thích như: cà phê, rượu, bia, thuốc lá...

- Hạn chế dùng các sản phẩm từ sữa, đồ ngọt bởi chúng gây khó tiêu, chất đạm trong sữa cũng có thể gây dị ứng.

- Tránh ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ như các món chiên, xào. 

Tự ý dùng thuốc không qua thăm khám là sai lầm của nhiều người khiến bệnh trầm trọng hơn. 
Tự ý dùng thuốc không qua thăm khám là sai lầm của nhiều người khiến bệnh trầm trọng hơn. 

Dùng thuốc bừa bãi

Sai lầm khá phổ biến mà nhiều người mắc phải là tự ý uống thuốc khi có các biểu hiện bệnh đường tiêu hóa như: đau bụng, đi ngoài, đầy bụng, trướng hơi, ăn uống khó tiêu, phân lúc lỏng, táo, nát, sống... Lý do là người bệnh chủ quan, ngại đi khám, nội soi. Điều này có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Bác sĩ Tuấn cho biết, trước đây từng có trường hợp bị rối loạn tiêu hóa, tìm đọc tin tức trên mạng, thấy có biểu hiện giống viêm đại tràn, chị tự mua thuốc về uống. Một thời gian sau thấy bệnh nặng hơn, khi đi khám thì đường ruột đã yếu, chức năng tiêu hóa suy giảm.

Việc tái khám có ý nghĩa quan trọng với các bệnh nhân mắc bệnh về đường tiêu hóa. 
Việc tái khám có ý nghĩa quan trọng với các bệnh nhân mắc bệnh về đường tiêu hóa. 

Không tái khám

Một sai lầm lớn nữa đối với những bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính về đường tiêu hóa là việc không tái khám. Nhiều người khi thấy bệnh thuyên giảm, các triệu chứng đau đớn, khó chịu chấm dứt  thì không quay lại khám theo lịch hẹn với bác sĩ. 

Việc tái khám có ý nghĩa quan trọng với các bệnh nhân bởi bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh, mức độ đáp ứng thuốc, lộ trình điều trị, tư vấn sức khỏe, dự phòng bệnh tái phát. Chưa kể viêm loét dạ dày, thực quản hoặc viêm đại tràng, trực tràng, nếu để thành mạn tính có thể biến chứng thành bệnh ung thư. 

Ngăn ngừa nỗi lo về bệnh tiêu hóa, mỗi người nên thiết lập một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, bớt stress, lên lịch khám định kỳ. Những trường hợp đang có dấu hiệu bệnh nên đến các cơ sở bệnh viện uy tín để làm xét nghiệm, siêu âm để có hướng điều trị đúng.

Nguồn tin: vnexpress.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây