Để giúp giảm nhiệt miệng, hãy pha hỗn hợp nước muối đặc với một thìa cà phê baking soda, một ít nước ép nha đam hòa với 300ml nước ấm. Sau đó, ngậm từng ngụm nhỏ trong vòng từ 10 đến 15 giây. Cố gắng thực hiện một ngày từ 2 - 3 lần, bạn sẽ thấy hiệu quả ngay tức thì mà cách thức này mang lại hiệu quả.
Ăn sữa chua
Trong những ngày bị nhiệt miệng, việc ăn uống cũng trở nên khó khăn hơn, tuy nhiên, cố gắng ăn sữa chua thường xuyên sẽ giúp nhiệt miệng chóng lành.
Theo các y bác sĩ, sữa chua có chứa các lợi khuẩn giúp cơ thể giảm nhiệt.
Ngoài ra, sữa chua là loại đồ ăn mềm lỏng, giúp vết thương tránh bị cọ xát và mau lành hơn.
Trong những ngày bị nhiệt miệng, lời khuyên của bác sĩ là nên cố gắng sử dụng 2 - 3 hộp sữa chua hàng ngày, rất tốt cho sức khỏe.
Giấm táo
Sử dụng giấm táo sẽ giúp cho vết nhiệt miệng chóng lành cũng là một bí quyết được chia sẻ. Hãy pha giấm táo tỉ lệ 1:1 với nước sôi để nguội và sau đó dùng để súc miệng hàng ngày.
Trong giấm táo có nồng độ axit acetic, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn trong miệng, đồng thời giúp các lợi khuẩn đi vào cơ thể dễ dàng hơn. Qua đó, phần nhiệt miệng sẽ mau được chữa lành và tạo ra “kháng sinh” để tránh tránh nhiệt miệng trong những lần kế tiếp.
Theo Laodong.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự