Viêm gan B hay còn gọi là viêm gan siêu vi B là bệnh lý ở gan khá phổ biến hiện nay. Nguyên nhân do virus viêm gan B gây ra (kí hiệu HBV). Viêm gan B trải qua hai giai đoạn cấp và mạn tính. Viêm gan B mạn tính rất nguy hiểm với sức khỏe, nguy cơ gây ra biến chứng xơ gan, ung thư gan.
Trên thực tế, có rất nhiều người bệnh không hiểu hết các chỉ số định lượng virus viêm gan B nên điều trị không đúng, coi nhẹ hoặc bỏ dở việc điều trị dẫn đến tình trạng bệnh tiến triển nặng. Vì thế, khi đã được chẩn đoán là mắc bệnh viêm gan B, người bệnh cần nắm rõ các chỉ số, định lượng sau để xác định tính chất nghiêm trọng và ý thức hơn trong việc điều trị bệnh:
- HBV-DNA: Là phần nhân của virus viêm gan B. Xét nghiệm HBV-DNA có ý nghĩa là xem trong máu có mang virus hoàn chỉnh (gồm nhân và vỏ) hay không. HBV-DNA phản ánh sự sao chép của virus và cho biết số lượng hạt virus tồn tại trong máu.
- HBsAg: Là kháng nguyên bề mặt virus HBV. Để kết luận có bị viêm gan B hay không phụ thuộc vào xét nghiệm HBsAg. Bởi không ít người bệnh viêm gan B mạn dù có nồng độ HBV-DNA trong máu thấp, thậm chí dưới ngưỡng phát hiện nhưng vẫn tiến triển thành biến chứng xơ gan, ung thư gan. Nếu HBsAg (+) nghĩa là đã mắc viêm gan B, nếu HBsAg (-) là không bị viêm gan B.
- HBeAg: là kháng nguyên nội sinh của virus HBV, là một dạng protein do các HBV tiết ra. Sự có mặt của kháng nguyên này (HBeAg (+)) chứng tỏ là bạn đang có nồng độ virus trong máu cao và rất dễ lây truyền cho người khác. Nếu HBeAg âm tính (HBeAg (-)) thì nồng độ virus trong máu thấp hoặc virus đang trong giai đoạn nằm yên, không nhân bản sao chép và nguy cơ lây nhiễm cho người khác thấp.
- Các chỉ số men gan: như ALT, AST cho biết mức độ tổn thương gan do virus gây ra.
Nguồn tin: Dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự