1 - Chế độ ăn quá nhiều muối
Muối “kéo” nước ra khỏi tế bào và buộc cơ thể phải bảo tồn càng nhiều nước càng tốt; đây là lý do vì sao bạn đi tiểu ít hơn khi ăn nhiều muối.
Các tế bào thiếu nước “gửi thông điệp” tới não yêu cầu nhiều nước hơn và bạn bắt đầu cảm thấy khát quá mức. Hãy cắt giảm lượng muối hấp thu từ chế độ ăn và uống nước đầy đủ.
2 - Chạy bộ vào buổi sáng
Bạn cần uống nhiều nước hơn nếu ra mồ hôi nhiều. Khi tập thể dục, bạn sẽ bị mất nước qua mồ hôi. Nếu không thay thế lượng nước bị mất đó, bạn có thể bị khát quá mức.
Không có công thức cố định cho lượng nước uống vào cơ thể, bạn hãy lắng nghe cơ thể mình để biết khi nào cơ thể cần nước và cần bao nhiêu nước - các chuyên gia nhấn mạnh.
3 – Do ở ngoài trời nắng quá lâu
Nếu bạn ở ngoài trời nắng lâu thì phải nhớ mang nước theo bên mình; nhất là ở ngoài bãi biển vào mùa hè.
4 - Bạn có thể bị tiểu đường
Một số bệnh nhân nhầm lẫn giữa tiểu đường và thủy phân kém. Không được thủy phân, cơ thể sẽ bảo tồn nước.
Khi bị tiểu đường, đường tăng cao và buộc cơ thể bạn đi tiểu thường xuyên hơn. Có 3 dấu hiệu tiểu đường cần lưu ý là: khát nước quá mức, đi tiểu nhiều lần và mắt mờ. Nếu có 3 biểu hiện này, bạn nên đến gặp bác sĩ.
5 - Do khô miệng
Một số bất ổn hiếm gặp gây ra khô miệng. Khi tuyến nước bọt trong miệng không sản xuất đủ lượng nước bọt bạn có thể sẽ thấy cần uống nhiều nước để không cảm thấy khát nước nữa.
Nếu tình trạng khô miệng kéo dài, bạn cần đi khám.
6 - Thiếu máu
Cơ thể chúng ta phụ thuộc vào các tế bào máu khỏe mạnh, vận chuyển máu đi khắp cơ thể. Thiếu máu nhẹ thường không gây khát quá mức nhưng nếu tình trạng xấu hơn, bạn có thể thấy khát nước khi mệt mỏi.
7 - Do thuốc
Có nhiều chỉ định điều trị thuốc có thể ảnh hưởng đến vùng miệng và gây khô miệng. Các thuốc ức chế xung động giao cảm và thuốc lợi tiểu để điều trị huyết áp cao đều có tác dụng phụ là gây khô miệng.
Nếu tình hình không có thay đổi, bạn nên cho bác sĩ biết.
Trần Trọng Hiếu (theo Reader’s Digest)