Đã là nghiệp bệnh thì không thể chữa bằng y học. Nghiệp thì phải tu. Nhiều người mắc bệnh nan y thường được mọi người khuyến nên niệm Phật. Nếu phước tốt thì khỏi bệnh, nếu không vượt qua được thì hy vọng có thể về Tây Phương Cực lạc hoặc không bị đoạ vào ba đường ác đạo. Đôi khi, căn bệnh không thể chữa trị được, nhưng vẫn nên Tu tập bởi tu tập là cơ hội cho chúng ta chuyển hóa bản thân. Đó là cơ duyên cho cả người bệnh và người thân của bệnh nhân.
Theo quan điểm Phật giáo, chúng sinh sinh ra trong thân người là do nghiệp dẫn dắt. Nghĩa là sinh ra để thọ quả báo, trả nợ những gì mà họ đã gieo nhân trong kiếp trước.
Quan điểm của nhà Phật về bệnh
Đạo Phật luôn đề cao quy luật nhân quả, mọi thứ đều có nguyên nhân và khi đủ nhân duyên sẽ đưa đến kết quả. Đối với bệnh nan y, nguyên nhân chính dẫn đến chính là tội nghiệp sát sanh.
Nếu như nghiệp sát là nhân thì những nguyên nhân dẫn đến bệnh nan y mà khoa học phân tích chỉ là nhân duyên hội tụ để hình thành nên quả. Ví dụ như Những người hút thuốc lá vốn biết là sẽ mắc ung thư phổi. Nhưng không phải hoàn toàn 100% đều bị ung thư phổi, mà chỉ một số người mắc phải. Đó là do nhân ban đầu là nghiệp sát của họ không nặng nên nhân duyên hút thuốc chưa đủ để dẫn đến hậu quả là bệnh ung thư.
Vậy, khi ta hoặc người thân của ta có bệnh, phải nhận định rất rõ cái gì là nghiệp bệnh - nghĩa là do nghiệp chướng. Biết là do nghiệp thì phải đi tu, phải sám hối để phước báo sẽ phần nào giảm đi những đau đớn do bệnh tật. Trì chú, sám hối, niệm phật, phóng sanh, làm phước,... những việc đó có vẻ như không giúp gì cho cơ thể mình, không thiết thực đối với quá trình chữa bệnh.
Quan trọng nhất, khi gặp bệnh phải có niềm tin thì mới tạo ra sức đề kháng, sức sống mãnh liệt cho cơ thể. Tác dụng của tinh thần trong quá trình chữa bệnh là rất lớn.
Mất tinh thần là cơ thể mất sức, mất tự chủ, mất đề kháng. Khi tinh thần, tâm lý ổn định, thì cơ thể mới kết hợp với thuốc, chữa trị bệnh có hiệu quả. Hãy nhớ rằng đau khổ không giải quyết được vấn đề, không chữa khỏi bệnh. Cho nên chúng ta nên lạc quan. Nhiều khi, sự sợ hãi khiến ta luôn thấy đau đớn, đau hơn mức thực tế làm cho người bệnh và người thân thấy lo lắng đau đớn hơn nữa.
Nguồn tin: phunutoday.vn
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự