Khái lược về ẩm thực chay trong Phật giáo
Về khái niệm, ăn chay được hiểu là ăn thức ăn không có nguồn gốc từ động vật. Việc ăn chay được quy định trong giới đạo tu hành của Phật giáo và những tôn giáo khác. Từ cổ chí kim, Phật pháp chưa có sự thống nhất tuyệt đối, hay áp đặt hình thức ăn chay ra sao. Mỗi trường phái nhà Phật có quan niệm ăn chay riêng theo giới luật của mình.
Theo Phật giáo nguyên thủy, ẩm thực chay là bữa ăn hằng ngày của các Tăng Ni. Ăn chay ở đây hoàn toàn phụ thuộc vào tấm lòng của Phật tử, bá tánh thập phương. Khi nhà sư khất thực nhận được đồ ăn gì trong bình bát của mình thì đó là bữa ăn của họ.
Nhà sư bình thản trong tâm, hoàn toàn không so sánh, phân biệt thức ăn mà mình nhận được. Điều này xuất phát từ quan niệm về việc ăn là để nuôi sống nhục thân cơ thể. Và tất cả thức ăn đều đồng nghĩa trong việc nuôi mạng sống. Quan niệm này là tam tịnh nhục của Phật giáo nguyên thủy.
Giới luật Phật giáo Ấn Độ cũng từng đề cập đến vấn đề ăn chay trong đạo Phật. Quan điểm cho rằng, chúng sanh không thể lấy sự sống để nuôi sự sống. Thế nên, khi cây cỏ, rơm rạ có sinh vật đeo bám, ta không nên đốt chúng. Phật giáo Trung Hoa quan niệm, ăn chay còn mang giá trị thẩm mỹ, dinh dưỡng. Nó giúp con người sống khỏe hơn, đẹp hơn và thọ hơn.
Luận về hình thức món ăn chay
Ẩm thực chay không chỉ là ăn, cung cấp năng lượng để nuôi sống nhục thân. Mà ý nghĩa cao cả của việc ăn chay còn hướng con người đến lòng từ bi, bác ái. Đồng thời, ăn chay còn là tu tập, giữ gìn giới luật, không sát sanh, giết hại sinh vật khác.
Ngày nay, không chỉ Tăng Ni nhà chùa mới ăn chay, mà Phật tử tại gia cũng ăn chay. Bởi họ nhìn nhận được giá trị thiết thực từ việc ăn chay mang đến. Thế nên, hình thức ẩm thực món chay ngày càng đa dạng và phong phú.
Ở nhà chùa, Tăng Ni phải thực hiện hành lễ trước khi ăn chay. Trong 1 ngày có tất thảy 3 bữa ăn gồm 2 bữa chính là sáng, trưa và 1 bữa phụ là chiều. Khi ăn bữa chính, tăng ni phải thực hiện hành trì nghi thức quá đường.
Món chay trong ngày lễ, tết có phần thịnh soạn, cầu kỳ hơn.
Đây được xem là pháp tu tập tri ân, báo ân trong bữa ăn của chính mình. Tri ân là để dâng cúng thức ăn chay lên chư Phật mười phương. Còn báo ân là sự tưởng niệm tam đề, ngũ quán, giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm khi ăn.
Ở tại gia Phật tử, ẩm thực chay trong bữa ăn thường ngày có phần đơn giản hơn. Quy cách thực hiện, hành trì khi ăn của Phật tử tại gia cũng gọn nhẹ rất nhiều. Trong những ngày lễ, tết hay dịp đặc biệt, mâm cỗ chay tại gia được thực hiện công phu. Vào ngày đầu năm, Phật tử ăn chay còn là sự thể hiện tâm linh, cầu may mắn, an lành.
Sự đa dạng về thực đơn ẩm thực chay
Thực đơn ẩm thực chay ngày thường tại chùa hay Phật tử tại gia đều không phức tạp cho lắm. Các món chay được chế biến khá đơn giản nhưng đảm bảo năng lượng cho sức khỏe. Ăn chay ngày thường nhằm mục đích tu tập, giữ tâm thanh tĩnh và giữ gìn giới luật.
Thực đơn ẩm thực chay ngày thường tại chùa hay Phật tử tại gia đều không phức tạp cho lắm.
Bên cạnh đó, sự đa dạng món ăn chay được thể hiện trong các ngày lễ, tết. Nhất là Đại lễ Phật Đản và lễ Vu Lan báo hiếu của Phật giáo. Những ngày này, chư Tăng, Phật tử khắp nơi trên cả nước quan tâm hướng về cửa Phật. Mâm cỗ chay nhà chùa dịp này cũng đặc biệt cầu kỳ và trang trọng hơn.
Ăn chay không chỉ là hành động tu tâm tích đức, học lòng từ bi, bác ái. Mà ăn chay còn góp phần thanh lọc cơ thể, giữ gìn sức khỏe được tốt hơn. Ẩm thực chay là sự đa dạng trong việc ăn chay, cả về quan niệm lẫn tư duy tiếp nhận. Điều quan trọng chính là giá trị thiết thực mà mỗi người nhìn nhận được.