Bài học từ Hòa Thân: Nguyên tắc "3 thứ không tham" khiến hậu thế phải suy ngẫm!

Thứ sáu - 01/04/2022 15:24
Mệnh danh là "thiên hạ đệ nhất quan tham" nhưng Hòa Thân lại có nguyên tắc sống của riêng mình khiến người đời sau rút được nhiều bài học quý giá và ý nghĩa.
Bài học từ Hòa Thân: Nguyên tắc "3 thứ không tham" khiến hậu thế phải suy ngẫm!
"Hòa Thân ngã ngựa, Gia Khánh ăn no" - Đây là câu nói châm biếm được dân gian bấy giờ lưu truyền mỗi khi nhắc đến việc Hòa Thân - nịnh thần, tham quan nổi tiếng thời Càn Long bị triều đình tịch thu toàn bộ tài sản.
1
Tranh vẽ chân dung Hòa Thân thời trẻ (Nguồn: Baidu).
Theo những ghi chép lịch sử, Hoàng đế Gia Khánh (người nối ngôi vua Càn Long) sai người đến tịch thu toàn bộ của cải châu báu của đại tham quan Hòa Thân, đã tìm thấy trong phủ có 820 triệu lượng bạc, tương đương với tổng số quốc khố mà nhà Thanh phải mất 15 năm mới thu được.

Nguyên tắc "3 thứ không tham"
Mặc dù được mệnh danh là "Đệ nhất tham quan khét tiếng triều Thanh" thế nhưng một đại tham quan như Hòa Thân cũng có nguyên tắc của riêng mình, đó chính là không tham ba loại tiền sau:

1. Không tham tiền cứu trợ thiên tai
Hòa Thân tuyệt đối không tham ô tiền cứu trợ thiên tai mà ngay cả tay sai của ông cũng không được làm vậy. Năm Càn Long thứ 51, tỉnh Cam Túc chịu cảnh hạn hán kéo dài, vua Càn Long đã ban chuẩn dùng 300 vạn đi cứu trợ hạn hán, mọi việc giao cho Hòa Thân toàn quyền quyết định. Nhà Thanh thời bấy giờ vấn nạn tham nhũng vô cùng nghiêm trọng, nhiều quan thần trong triều đã lén "bỏ túi" khoản tiền cứu trợ đó, cuối cùng số tiền đến được tay người dân chả còn bao nhiêu.

Sau khi Hòa Thân điều tra ra chuyện này, ông đã xử lý vô cùng cứng rắn, thẳng tay trực tiếp trừng trị nhóm quan lại tham ô kia, tịch thu lại số tiền đã bị chiến đoạt của dân và chính Hòa Thân cũng tự bù thêm một khoản nhỏ. Dưới sự quản lý của ông, quốc khố không những đã được bù đắp đầy đủ mà còn trở nên dư dả. Để giúp vua Càn Long quản lý tài sản, đồng thời thể hiện lòng trung thành của mình với nhà vua, Hòa Thân đã trừng trị một loạt các viên quan tham nhũng. Quả là một mũi tên trúng ba đích.

Cũng vì lí do này mà tại thời vua Càn Long trị vì, gần như toàn bộ những việc liên quan tài chính đều do Hòa Thân quản lý. Hòa Thân đã không phụ lòng tin của hoàng đế, trở thành người hỗ trợ kinh tế vững chắc cho văn trị võ công của nhà vua, qua đó cho thấy được sự khôn ngoan và nhanh trí của Hòa Thân.

2. Không tham tiền của những người "đi cửa sau"
Hòa Thân nhận tiền hối lộ dựa theo mức độ nghiêm trọng và độ khó của việc được nhờ vả, chung quy lại chính là cầm tiền của người khác để thay người đó loại bỏ chướng ngại vật/ trở ngại.

Mặc dù Hòa Thân nắm trong tay quyền lực rất lớn, nhưng ông biết nếu nhận tiền rồi mà không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao phó thì cũng rất dễ trở thành tội nhân, vị tham quan này sợ rằng những kẻ ngày thường sợ đắc tội với mình sẽ đâm sau lưng mình lúc nào không hay. Vì vậy ông không tham tiền của những người "đi cửa sau".

3. Không tham tiền của thí sinh kỳ thi khoa cử
Thời đó, trong số những thí sinh tham gia kỳ thi khoa cử của triều đình, rất nhiều người đều đã trở thành học trò của Hòa Thân, hơn nữa Hòa Thân muốn mở rộng tầm ảnh hưởng của mình nên còn tài trợ thêm tiền cho kỳ thi khoa cử. Tiền tổ chức kỳ thi đều được lấy từ quỹ giáo dục của vua Càn Long, nếu ai dám cả gan đụng vào thì hoàng đế chắc chắn sẽ phát hiện được, bởi Càn Long luôn coi trọng giáo dục. Hòa Thân hiểu rất rõ về vua Càn Long nên sẽ không dám manh động khiến kinh động đến Vạn Tuế Gia.

Nguyên tắc "ba thứ không được tham" này của Hòa Thân đã phản ánh rằng chỉ số thông minh cảm xúc (EQ) rất cao và sự thông minh chốn quan trường nơi ông. Vì trên thực tế, số tài sản đại tham quan này không phải tất cả đều là tiền tham ô mà có.

Theo như sử sách ghi lại, trong thời kỳ nắm quyền hành trong tay, Hòa Thân đã mở hơn 70 cửa hàng, trong đó có cửa hàng Khánh Dư và cửa hàng Hằng Hưng là những cửa hàng cầm đồ lớn nhất, ngày nay chính là việc cho vay cầm cố hợp lệ, nhằm trục lợi nên ông mở ra hơn 300 "cửa hàng bạc". Vậy "cửa hàng bạc" là gì? Chính là tiền thân của ngân hàng ngày nay, hơn nữa loại ngân hàng này hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của một người.

Ngoài ra, Hòa Thân còn cùng người dân phát triển buôn bán với nước ngoài, thậm chí còn có mối quan hệ thương mại quốc tế chặt chẽ với Công ty Đông Ấn Độ. Đại tham quan này còn mở thêm các cửa hàng nhỏ kinh doanh in ấn, buôn bán vũ khí, đồ gốm sứ và đồ cổ.

Từ trường hợp của Hòa Thân, chúng ra có thể rút ra được rất nhiều bài học. Đối với chuyện giải quyết các công việc, bản thân Hòa Thân rất khôn khéo, hiểu rằng mình không có tài trong việc dùng binh, ông đã học tập chăm chỉ để phát triển khả năng ngôn ngữ.

Nhờ vậy, Hòa Thân thành thạo bốn thứ tiếng Mãn, Mông Cổ, Hán và Tây Tạng. Rất nhiều loại văn kiện liên quan đến ngoại giao đều do ông dịch lại để vua Càn Long xem, hồi đáp ra sao cũng do Hòa Thân lo liệu. Sự nhạy bén và tầm nhìn xa trông rộng trên phương diện kinh tế của ông đáng để chúng ta nghiên cứu và học tập cẩn thận. Hơn nữa, chúng ta cũng nhận thấy rằng tư duy, kiến thức và sự nỗ lực sẽ quyết định mức độ giàu có của mỗi con người.

Nguồn tin: Soha.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây