1. Tiền tài
Tục ngữ có câu: "Người chết vì tiền, chim chết vì mồi". Có những người vì theo đuổi giàu sang, ngay cả tính mạng cũng không cần.
Chúng ta sinh ra trong thế giới rộng lớn đông đúc này, nhiều khi con người tiếp xúc với nhau cũng chỉ vì lợi ích, cho nên mới có hiện tượng: Sự giàu có trở thành thước đo giá trị của một người.
Nhưng " quân tử ái tài, thủ chi hữu đạo", một người theo đuổi của cải và địa vị thực ra cũng không phải là việc xấu, chỉ có điều việc này phải được thực hiện trong khuôn khổ nguyên tắc và giới hạn, không thể theo đuổi một cách mù quáng.
Ngược lại, nếu chỉ để thỏa mãn dục vọng và lòng tham của bản thân, sẵn sàng vì tiền tài mà hại người, thậm chí đến cả người thân cũng không tha, thì việc này quả thật không thể nào chấp nhận được.
Những người như thế nhất định sẽ không có kết quả tốt đẹp, không sớm thì muộn cũng sẽ phải trả giá, bởi tiền tài của cải có được qua các thủ đoạn không phù hợp đạo nghĩa, ắt cũng chẳng được lâu bền.
2. Rượu
Ở một số nước Á Đông, rượu có liên quan đến các nét văn hóa đặc trưng.
Ví dụ như, cho dù là cổ đại hay hiện tại, mỗi khi có chuyện vui, người ta thường sẽ dùng rượu để chúc mừng; tâm trạng đau khổ u uất sẽ mượn rượu để giải sầu.
Rượu vốn không phải thứ xấu, nếu uống một cách vừa phải, rượu còn sẽ có lợi cho sức khỏe; nhưng một khi đã nghiện, uống không có chừng mực, thì rượu không chỉ khiến con người ta thường xuyên phạm sai lầm mà còn gây họa cho con người, gây họa cho quốc gia.
Một khi đã trở nên nghiện ngập, có khi tình thân cũng chẳng còn nghĩa lý gì trong mắt những người say, cuộc đời con người cũng dần dần bị hủy hoại, chẳng khác nào đang lăn xuống vực thẳm.
3. Cờ bạc
Người ta thường nói: "Cược nhỏ thì vui, cược lớn thì hại mình".
Nếu như việc này chỉ mang tính chất vui chơi giữa những người trong nhà hay một nhóm bạn bè những khi gặp gỡ, sẽ không gây ảnh hưởng gì. Nhưng nếu như cá cược ở bên ngoài, chơi dần thành que thì việc này sẽ vô cùng nguy hiểm, bởi con đường dẫn đến nghiện ngập cờ bạc đang mở sẵn lối để bạn dấn thân vào.
Cờ bạn vốn nghiện thì nhanh mà cai thì rất khó. Một khi con người ta thua, tự nhiên sẽ muốn đánh lớn một lần, mong lấy lại vốn, nhưng kết quả là 10 lần đánh thì 9 lần mất, cứ thế con người ta càng trở nên sa đọa, càng đánh càng nghiện, thậm chí rơi vào cảnh bỏ rơi vợ con, tán gia bại sản.
4. Sắc dục
Từ xưa đến nay, dù là quan chức hay dân thường cũng đã có nhiều "tấm gương" về việc vì ham sắc mà chuốc lấy thất bại và tai họa.
Háo sắc không chỉ khiến hao tổn tinh thần, sức khỏe, tổn hại kinh tế mà còn khiến cho ý chí con người ngày càng nhu nhược, cuối cùng không tự thoát ra được dẫn đến kết cục tệ hại cho bản thân và gia đình.
Cũng chính vì thế nên người xưa luôn nhấn mạnh đến điều này, nghiêm khắc với bản thân, sợ rằng nếu chỉ một phút sa đọa sẽ gây họa cho con cháu về sau.
Thông thường, nếu một người có thể phớt lờ những ham muốn tầm thường, không vì tham 4 thứ trên mà sẵn sàng chà đạp lên các giá trị sống, các nguyên tắc và đạo lý ở đời, cuộc sống tự nhiên sẽ trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều.
Dành thời gian quan tâm nhiều hơn đến gia đình và công việc, tự nhiên sẽ dễ dàng đạt được mong muốn và thành công.
Nguồn tin: Soha.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự