Cổ nhân nói: “Đức không xứng vị tất có tai ương”.
Nếu một người có đức hạnh nông cạn mà thân lại ở ngôi cao thì chẳng những không ngồi vững mà còn tự hại chính mình.
Trong ‘Tư trị thông giám’ có một câu chuyện viết thế này:
“Vua nước Tấn muốn tuyển chọn một người con trai để kế thừa ngôi vị. Con trai của quốc quân tên gọi Trí Ngọc, là người có thân hình cao lớn, tinh thông cưỡi ngựa bắn cung, quả cảm giỏi ăn nói, rất được vua yêu mến. Thế nhưng, Trí Ngọc lại không có tấm lòng nhân hậu.
Các quan đại thần khuyên rằng, nếu Trí Ngọc lên ngôi thì quốc gia nhất định gặp tai họa.
Thế nhưng quốc quân không nghe theo mà cố ý đem ngôi vị truyền cho Trí Ngọc.
Sau khi Trí Tuyên Tử qua đời, Trí Ngọc lên ngôi, không đối xử nhân đức với dân, hà khắc khắt khe với sĩ phu, còn khiến quốc quân các nước khác nổi giận. Cuối cùng nước Tấn đã bị Hàn, Triệu, Ngụy hợp sức đánh bại, không chỉ bản thân Trí Ngọc bị giết mà gia tộc cũng diệt vong.”
Từ câu chuyện này, Tư Mã Quang đã đưa ra một đạo lý: “Đức không xứng vị tất có tai họa”.
Trong Kinh dịch cũng giảng: “Hậu đức tải vật” (Đức dày chở vạn vật).
Phẩm đức của bậc quân tử dày như đất thì mới có thể chở được vạn vật.
Ngôi vị càng cao thì khảo nghiệm về phương diện đức hạnh cũng càng lớn.
Thân ở ngôi cao, chỉ khi phẩm đức không có vấn đề mới có thể khiến người người tâm phục khẩu phục, mọi việc mới thực thi được tốt.
Nếu muốn có thứ gì đó thì người này phải sở hữu trí tuệ tương xứng.
Làm tốt việc trong khả năng đã không phải là việc dễ dàng, cho nên nếu muốn phát triển ở một nơi mà bản thân không hiểu rõ thì là việc quá mạo hiểm.
Điều quan trọng là bạn phải tự nhận thức ra điều này, không hiểu thì chớ giả vờ hiểu. Nếu bản thân không khống chế được thì cũng chớ dùng vũ lực can thiệp.
Trang Tử từng kể một câu chuyện như thế này:
Một lần, Tề Trang Công đi săn ở bên ngoài, ông nhìn thấy một con bọ ngựa chắn ở phía trước xe, giơ chân lên định đấu với bánh xe.
Người đánh xe nói: Loại côn trùng này là như thế đấy, không suy nghĩ xem bản lĩnh của mình ở đâu mà cứ đòi phân cao thấp với người khác.
Đây cũng là câu chuyện “châu chấu đá xe” mà người đời sau dùng nó để hình dung một người đánh giá quá cao về năng lực của mình.
Có một câu cách ngôn là: “Bàn tay rộng bao nhiêu, bát rộng bấy nhiêu”.
Bàn tay nhỏ mà cầm chiếc bát lớn, không chỉ khó khăn mất sức mà còn dễ dàng làm vỡ.
Cho nên chúng ta phải làm mọi việc theo khả năng của minh, có bao nhiêu năng lực thì nguyện làm bấy nhiêu thôi.
Khi lực chưa đủ thì chớ ngại lặng yên tích lũy sức mạnh. Tùy tiện đi thực hiện chỉ có thể làm hỏng việc.
Điều khó khăn nhất trong đời là hiểu chính xác về bản thân.
Đời người giống như một chớp mắt thoáng qua, cho nên chớ đặt mục tiêu quá cao và cũng đừng kỳ vọng quá nhiều.
Hãy tìm đúng vị trí của mình, làm những gì có thể và nên làm, sống một đời an nhiên tự tại, vậy là đạt được hạnh phúc rồi.
Nguồn Dkn.tv
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự