Trên đường đời của bất kỳ một ai cũng đều không thể lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Ai cũng có lúc phải đối mặt với những thời điểm thất bại và suy sụp trong cuộc đời. Nhưng cho dù có chuyện gì xảy ra, chúng ta vẫn cần đối diện với vấn đề và nhìn nhận lại bản thân thì mới làm chủ được cuộc đời của mình.
Khi còn trẻ, người thông minh hiểu rằng, không nên sống buông thả, phó mặc để cuộc đời giống như “nước chảy bèo trôi”, đến khi tuổi trẻ qua đi rồi, người ta sẽ thấy hối tiếc vô cùng.
Hãy tu dưỡng 8 điều dưới đây để tuổi già có được hậu phúc.
Khi còn trẻ, người thông minh hiểu rằng, không nên sống buông thả, phó mặc để cuộc đời giống như “nước chảy bèo trôi”, đến khi tuổi trẻ qua đi rồi, người ta sẽ thấy hối tiếc vô cùng.
1. Người bạn tri kỷ
Trong gia đình, ngoài xã hội hay bạn bè, ai cũng có nhiều ngưởi ở xung quanh mình, người tốt và người xấu luôn đồng thời tồn tại. Nhưng dường như chỉ khi gặp nguy nan, người ta mới nhận được rõ đâu là tri kỷ.
Có nhiều người bạn tốt giống như bản thân có nhiều chiếc áo ấm giữa mùa đông giá lạnh. Tính cách và nhân phẩm của một người quyết định việc người ấy có bao nhiêu người bạn thật sự tốt ở xung quanh. Khi đã bước vào tuổi trung niên, một người cần biết trân quý điều ấy.
Nếu ở hiện tại, khi một người viết tên những người bạn thân thiết của mình ra một tờ giấy và phát hiện ra rằng chỉ có một vài người thôi. Vậy thì người ấy nên đặt tâm vào việc này nhiều hơn một chút. Điều đó cũng có nghĩa là người ấy sẽ phải trở nên rộng mở hơn, tấm lòng thoáng đãng, lắng nghe và chia sẻ nhiều hơn nữa.
Trong gia đình, ngoài xã hội hay bạn bè, ai cũng có nhiều ngưởi ở xung quanh mình, người tốt và người xấu luôn đồng thời tồn tại. Nhưng dường như chỉ khi gặp nguy nan, người ta mới nhận được rõ đâu là tri kỷ.
2. Tâm thái bình tĩnh
Một người khi đã đến tuổi trung niên rồi thì không cho phép người ấy lại thiếu bình tĩnh trong cách hành xử giống như con trẻ nữa.
Ai cũng đã từng trải qua rất nhiều sự tình trong cuộc sống, và đã nhìn thấy quá trình từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc một sự việc. Nếu không rút ra được bài học kinh nghiệm nào cho bản thân mình thì có lẽ chúng ta chưa thực sự trưởng thành.
Gặp sự tình không như ý, không nên than trách trời đất, oán trách người khác. Đó chính là bởi vì tính khí thiếu bình tĩnh của bản thân mà tự khiến mình cảm thấy ngột ngạt, không phải do một ai khác đâu.
Một người khi đã đến tuổi trung niên rồi thì không cho phép người ấy lại thiếu bình tĩnh trong cách hành xử giống như con trẻ nữa.
3. Gieo hạt lương thiện
Trong cuộc sống, hãy dành ra những khoảng thời gian để nhìn lại xung quanh mình. Khi ấy, người ta sẽ dễ dàng phát hiện ra rằng, còn rất nhiều hoàn cảnh éo le, khổ sở hơn mình.
Cho dù mình khổ đến đâu thì vẫn có người tội nghiệp hơn mình, đáng thương hơn mình. Vì thế, hãy giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn để họ cảm nhận được sự ấm áp của lòng tốt, tình yêu thương và giúp họ có động lực tin vào cuộc sống.
Bất kỳ ai đều nên làm những việc thiện nhiều hơn. Theo quá trình gieo hạt đó mà ươm trồng những bông hoa xinh đẹp nhất cho nhân loại và cho chính tương lai của bản thân mình.
Trong cuộc sống, hãy dành ra những khoảng thời gian để nhìn lại xung quanh mình. Khi ấy, người ta sẽ dễ dàng phát hiện ra rằng, còn rất nhiều hoàn cảnh éo le, khổ sở hơn mình.
4. Đam mê, sở thích
Mỗi người đều nên chọn cho mình ít nhất một sở thích “trí tuệ” trong cầm, kỳ, thi, họa và học tập trau dồi nó. Chúng sẽ khiến cho cuộc sống của con người ta thêm phần lãng mạn, khiến tâm hồn thư thái, tăng cường trí nhớ và kích thích trí tưởng tượng.
Khi làm thơ, ca hát, đánh đàn hay vẽ tranh, chúng ta sẽ cảm nhận được sự tĩnh lặng mà bản thân không ngờ tới. Ngoài ra những sở thích tích cực khác như chụp ảnh, sưu tầm… cũng đều là những thứ gia vị làm cho cuộc sống của chúng ta thêm ý nghĩa.
Mỗi người đều nên chọn cho mình ít nhất một sở thích “trí tuệ” trong cầm, kỳ, thi, họa và học tập trau dồi nó.
5. Hãy để “được mất tùy duyên”
Người ta nói, ở nơi thế gian này có 2 nỗi khổ lớn, một là nỗi khổ về được và mất, hai là nỗi khổ về tình. Con người thường cố gắng bằng mọi cách để được sở hữu những thứ mình muốn. Nhưng, suy cho cùng nó lại giống như đang đánh bạc vậy. Khi thắng thì cảm thấy vui vẻ, còn khi thua thì lại cảm thấy buồn khổ. Trong tình yêu, được thì hạnh phúc, mất thì than trách số phận, oán hận người khác.
Nơi thế gian, khổ nhất là tình, cho nên mỗi người cần học cách “thuận theo tự nhiên”, vạn sự hãy để tùy duyên. Chỉ có sống thuận theo tự nhiên, được mất tùy duyên, thì người ta mới thấy lòng nhẹ nhàng, tự do tự tại. Đây chính là một loại phúc.
Trong tình yêu, được thì hạnh phúc, mất thì than trách số phận, oán hận người khác.
6. Bằng lòng và chấp nhận
Mỗi lần gặp chuyện khiến bản thân cảm thấy đau lòng chính là một lần rèn luyện sự chịu đựng thống khổ, lặng lẽ chấp nhận cuộc sống không hoàn mỹ như mình mong ước.
Một lần trải qua trong tình huống như thế là một lần khiến bản thân trở nên lý trí hơn, can đảm và mạnh mẽ hơn. Để rồi mỗi khi gặp đau khổ và phiền não, chúng ta vẫn có thể vững vàng vượt qua một mình. Mỗi lần gặp chuyện như vậy, hãy xem nó như cơ hội hay chính là “liều thuốc bổ” tăng thêm nghị lực cho bản thân.
Cổ nhân thường giảng, phúc họa của đời người thay đổi khó lường. Vì vậy, được phúc cũng đừng quá vui mừng, gặp họa cũng không nên quá u buồn mà tự khiến bản thân bị đau khổ. Chấp nhận là một cách đối diện của người nghị lực và có tu dưỡng.
Mỗi lần gặp chuyện khiến bản thân cảm thấy đau lòng chính là một lần rèn luyện sự chịu đựng thống khổ, lặng lẽ chấp nhận cuộc sống không hoàn mỹ như mình mong ước.
7. Luôn cảm ơn
Cổ nhân dạy rằng, nhận được một ơn huệ nhỏ như giọt nước cũng phải báo đáp như một dòng suối. Biết cảm ơn sẽ khiến trong lòng người tràn đầy tình yêu thương.
Con người phải luôn mang trong mình lòng biết ơn, mỗi người đều phải học được lòng biết ơn, biết ơn trời đất, biết ơn cha mẹ, anh chị em, bạn bè… biết ơn vạn vật trong thế gian thì mới cảm nhận được sự tươi đẹp của cuộc đời
Biết ơn là một cách ngợi ca cuộc đời. Trong cuộc sống, lời cảm ơn đúng lúc, kịp thời sẽ khiến mọi người thân thiện với nhau hơn, gần gũi và hiểu nhau hơn. Người có thể cảm ơn cả kẻ thù, đối thủ của mình là một người có chí khí, khoan dung và rộng lượng hơn người.
Cổ nhân dạy rằng, nhận được một ơn huệ nhỏ như giọt nước cũng phải báo đáp như một dòng suối. Biết cảm ơn sẽ khiến trong lòng người tràn đầy tình yêu thương.
8. Đọc sách
Đọc sách chính là việc học văn hóa, tăng thêm tri thức. Đọc sách là một quá trình học tập suốt đời. Thông qua đọc sách, chúng ta có thể thu hoạch được tri thức, kết giao bạn bè, mở rộng tầm nhìn và còn có thể nâng cao bản thân.
Đọc sách cũng là phương thức nhanh chóng và tốt nhất để học hỏi văn hóa mấy ngàn năm từ cổ chí kim, thu nạp được lượng tri thức rộng lớn và trở thành người có trí tuệ.
Đọc sách chính là việc học văn hóa, tăng thêm tri thức.
Đọc sách giúp con người có thêm cái nhìn đúng đắn về thế giới quan, giá trị quan và nhân sinh quan. Nhờ đọc sách chúng ta có thể thông hiểu lời răn dạy của các bậc hiền triết thời xưa. Nhờ đọc sách, chúng ta có thể rút ra những bài học từ vô số các câu chuyện kim cổ, mở mang kiến thức, hấp thụ tinh hoa, hình thành những quan niệm đúng đắn cho bản thân. Từ đó, người ta sẽ biết rõ thiện ác, tốt xấu, không dễ phạm phải việc ác, tích lũy được phúc đức cho bản thân mình.
Theo Vandieuhay.net