Một người đàn ông có được tướng phúc khí là điều vô cùng may mắn nhưng có được 4 phẩm chất dưới đây mới có thể trở thành người đàn ông đại phú đại quý.
1. Chí lớn
Người xưa xem một người có thể làm thành đại sự hay không thường xem xét ý chí của người đó như thế nào. Trong rất nhiều tể tướng thời xưa, vô luận là Chu Thúc Đán, Quản Trọng hay Hàn Anh… thì đặc điểm chung nhất của họ đều là “trong lòng có thiên hạ”. Hơn nữa, họ đều vì lý tưởng của mình mà làm ra một bộ sách lược phù hợp. Người đàn ông bình thường, không có chí tiến thủ thường thường là sống không có mục tiêu, “nước chảy bèo trôi”, gặp sao hay vậy.
Trong gia đình, người đàn ông không có chí thì cảnh nhà không thịnh. Một người không có mục tiêu, không có kế hoạch, cả ngày nhàn rỗi thì tài vận không có.
Khi đánh giá một người đàn ông, phụ nữ thông thường đều coi trọng nhất là tâm cầu tiến. Người đàn ông khi đánh giá một người đàn ông khác thông thường đều coi trọng nhất là chí hướng của anh ta. Cái chí của người đàn ông bao gồm “khí chất” và “chí hướng” hợp lại mà thành.
Từ xưa đến nay, trong quan niệm của mỗi người thì đàn ông đều phải có mục tiêu sống, phải theo đuổi sự nghiệp. Để làm được sự nghiệp gì đi nữa, người ta đều không thể thiếu mất cái “chí”. Trong lịch sử có thể thấy các bậc thánh hiền, học giả đều đề cao và bình luận rất nhiều đến “chí”. Thân Cư Vân, một vị học giả của triều đại nhà Thanh từng nói: “Người đàn ông mà không có chí thì một việc làm cũng không thành.”
Lữ Khôn ở triều đại nhà Minh cũng nói: “Người có chí mạnh mẽ thì có việc gì là không thể làm được?” Lưu Qua triều đại Nam Tống cũng bàn: “Cái chí của người đàn ông có thể khiến cho biển cả được lấp đầy và di dời được núi.”
“Chí” chính là phương hướng của người đàn ông còn “khí” là động lực của họ. Một người đàn ông có “chí khí” tức là có phương hướng và có động lực. Một khi đã có phương hướng và động lực thì lo gì không đạt được mục tiêu đã đề ra?
2. Rộng lượng, bao dung
Cổ ngữ có câu: “Tể tướng đỗ lý năng xanh thuyền”, nghĩa là cái bụng của tể tướng rộng đến mức có thể chèo được thuyền. Câu cổ ngữ ý nói, người muốn làm chức vị cao, muốn làm thành được việc lớn thì tấm lòng phải bao dung quảng đại. Người có tấm lòng bao dung càng lớn thì càng chịu được áp lực lớn.
Cổ nhân cho rằng vận mệnh thường ưu ái người có tâm thái tốt. Cuộc sống của bất kỳ ai cũng vậy, tuyệt đối sẽ không có thuận buồn xuôi gió, mà luôn tràn ngập thách thức và áp lực. Trước khó khăn, áp lực mà có thể lạc quan, thản nhiên đối đãi thì đó đã là nền tảng vững chắc đi đến thành công. Người đàn ông có tâm thái như vậy nhất định có thể thành đại sự. Nam nhân rộng lượng bao nhiêu sẽ dễ dàng đạt được thành công bấy nhiêu, cũng trở thành người cha tốt cho con cái noi theo.
3. Quan tâm gia đình
Nam nhân trước tiên phải là người có trách nhiệm, biết chịu trách nhiệm và điều này thể hiện trước tiên ở phương diện gia đình.
Tục ngữ nói: “Bì chi bất tồn, mao tương yên phụ?” (tạm dịch: Da đã chẳng còn thì lông bám vào đâu?). Một người đàn ông quan tâm, yêu thương gia đình của chính mình thì gia đình sẽ hòa thuận. Một gia đình hòa thuận là nền tảng để có được tài phú.
Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, một người đàn ông không tu dưỡng tâm tính, không sửa sang cho nhà mình được chỉnh tề tốt đẹp thì sao có thể nói đến làm việc lớn, trị quốc, bình thiên hạ?
Người đàn ông trong gia đình ngoài trách nhiệm quan tâm chăm sóc vợ con còn phải có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ. Trong gia đình, anh em hòa thuận cũng là điều vô cùng quan trọng.
Một người có trách nhiệm mới có thể khiến cho người khác có cảm giác an tâm và tin cậy. Người như thế mới có thể khiến người khác nguyện ý kết giao, cơ hội mới đến càng nhiều. Trái lại, một người mà ngay cả gia đình cũng bỏ bê thì dựa vào đâu để được người khác tín nhiệm? Vận may làm sao có thể chiếu cố người như vậy được? Việc lớn làm sao có thể để cho người như vậy gánh vác?
4. Không dễ dàng đầu hàng khó khăn
Mạnh Tử giảng: “Khi trời giao sứ mạng trọng đại cho người nào, nhất định trước hết phải làm cho ý chí của họ được tôi rèn, làm cho gân cốt họ bị nhọc mệt, làm cho thân xác họ bị đói khát, làm cho họ chịu nỗi khổ sở nghèo túng, làm việc gì cũng không thuận lợi. Như thế là để lay động tâm chí người ấy, để tính tình người ấy trở nên kiên nhẫn, để tăng thêm tài năng cho người ấy.”
Xưa nay, thành công không phải làm một lần mà đạt được, người thành công không phải làm được ngay trong chốc lát mà thường thường họ đều phải trải qua rất nhiều khó khăn, cửa ải. Người có thể thành công, gây dựng được sự nghiệp đều là người không dễ dàng đầu hàng trước khó khăn, chịu đựng được nỗi khổ về tâm chí và thể xác.
An Hòa
Nguồn tin: Trithucvn.net
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự