Lòng tham của con người giống như ngọn lửa, nếu không được dập tắt kịp thời sẽ khiến cả cánh rừng cháy trụi; lòng tham cũng giống như nước, nếu không kiểm soát kịp thời thì sẽ biến thành cơn lũ tàn phá mọi thứ cản đường nó. 

Lão Tử đã nói: “Tội lỗi không gì lớn bằng không biết đủ, họa hoạn không gì lớn bằng lòng tham”. Quá cố chấp vào điều gì thì ắt sẽ phải trả giá. Bởi vậy mới nói tham lam là nguồn gốc của mọi điều ác. Rất nhiều nỗi thống khổ bi ai trên đời đều khởi nguồn từ lòng tham, do đó làm người chớ có tham lam. 

Tục ngữ có câu: “Quân tử yêu tài, nắm giữ đạo đức”. Sống trên đời, được và mất đôi khi chỉ phụ thuộc vào một ý niệm. Lựa chọn khác nhau sẽ dẫn đến những hậu quả khác nhau. 

Chương ‘Nhân gian’ trong cuốn ‘Hoài Nam Tử’ có bàn về hai sự kiện lịch sử nổi tiếng của Trung Hoa, đó là ba nhà phân Tấn và giả mượn đường phạt Quắc, lòng tham của hai vị quân vương khiến nước mất nhà tan thân bại danh liệt. 

Mỗi một sự kiện phát sinh trong lịch sử không thể nào chỉ do một nhân tố đưa tới mà ẩn chứa bên trong nhiều nguyên do phức tạp. Tuy nhiên, trong đó phải có một điều gì đó đáng để người đời sau lấy làm bài học nhắc nhở mình.