Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành điêu khắc gỗ mỹ nghệ, nghệ nhân Đăng Tự đã bỏ ra ngần ấy thời gian để mày mò, tìm hiểu và học hỏi cùng với không biết bao nhiêu tâm huyết để cho ra đời hàng ngàn tác phẩm nghệ thuật điêu khắc gỗ sinh động, độc đáo. Các dòng sản phẩm chính của cơ sở chủ yếu là tượng gỗ mỹ nghệ “tâm linh phật giáo”. Bà con Phật tử và khách tham quan trìu mến đặt cho anh danh hiệu “Người thổi hồn vào gỗ” khi tận mắt chiêm ngưỡng không gian điêu khắc tại cơ sở điêu khắc của anh trên đường Phạm Văn Bạch, quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh.
Thổi hồn vào tượng gỗ
Nghệ nhân Đăng Tự sinh ra từ làng Mỹ Xuyên, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế - cái nôi của làng nghề điêu khắc nổi tiếng, với niềm đam mê các sản phẩm điêu khắc cùng nhiệt huyết, khát khao phát triển nghề truyền thống, cách đây hơn 20 năm, người thợ điêu khắc Lê Đăng Tự đã rời quê hương vào Sài Gòn lập nghiệp. Và sau 20 năm, người thợ năm nào đã trở thành một trong những nghệ nhân nổi tiếng đồng thời là chủ một cơ sở mỹ nghệ mang tên anh cùng những người thợ gắn bó, nỗ lực học hỏi và được anh truyền nghề.
Tâm sự với chúng tôi, nghệ nhân Đăng Tự bộc bạch: Trong nghệ thuật điêu khắc, cái khó nhất là sắp xếp bố cục, trang trí cảnh và vật sao cho phù hợp, tương đồng. Chính vì vậy mà không thể ấn định thời gian cho từng loại tác phẩm. Tất cả đều tùy thuộc vào cảm xúc của nghệ nhân. Gốc cây mang về, phải dành nhiều thời gian để ngắm nghía, hình dung và chọn thế sao cho phù hợp với tác phẩm, gần gũi với cuộc sống đời thường. Hàng ngàn tượng gỗ tâm linh: Quan Âm, Thập bát la hán, Phước lộc thọ, Ngũ hổ phục long, Quan Công ra trận, Mã đáo thành công, Đạt ma sư tổ… đủ kích thước, màu sắc đường vân thớ gỗ, khiến người xem có cảm giác như đang đứng trong bảo tàng tượng gỗ.
Hầu hết được tạo ra từ gốc, rễ cây khô thuộc gỗ nhóm I, như gỗ lũa, xá xị, nu, hoàng đàn, thủy tùng, cẩm thị, trắc đỏ… mà tưởng chừng như chỉ có làm củi. Nhưng khi đã được anh tạo nên bằng đôi bàn tay khéo léo cùng với lòng đam mê nghệ thuật và truyền cho nó cái “thần” tự khắc trở thành tác phẩm có linh hồn. Từ đó tạo nên sự khác biệt độc đáo trong từng tác phẩm. Tác giả đã gởi trọn tâm hồn và tình cảm của mình qua các đường nét khắc họa tôn tượng cùng hoa văn thật sống động, tinh xảo, giúp người cầu nguyện cảm thấy gần gũi và dễ nhập tâm hơn. Nhiều loại gỗ quý còn tỏa hương thơm làm tăng thêm phần thiêng liêng, toát lên vẻ đẹp thánh thiện của từng tôn tượng.
Chấp cánh cho hồn tượng gỗ vươn tầm bay xa
Qua giá trị sử dụng cao, các sản phẩm còn cho thấy những ý nghĩa sâu sắc về nội dung mà các nghệ nhân đã cô đọng qua các tác phẩm, đường nét, chạm khắc. Sản phẩm đều được gắn với các hoạt động đời thường, và ý nghĩa tâm linh … Tất cả đều được thể hiện qua những bàn tay tài hoa từ những nghệ nhân của Cơ sở mỹ nghệ Đăng Tự, mỗi tác phẩm đều mang một ý nghĩa với những sắc thái khác nhau.
Điểm nổi bật ở tượng gỗ của nghệ nhân Đăng Tự là được tạo ra từ sự khéo léo và chung sức của những nghệ nhân và người thợ do nghệ nhân Đăng Tự đào tạo, chỉ dẫn. Những bàn tay họ đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc có hồn mang một nét riêng giải thoát, an lạc của tượng.
Cơ sở Mỹ nghệ Đăng Tự hiện nay đã có chỗ đứng trong nghệ thuật điêu khắc. Cơ sở Đăng Tự không ngừng cung cấp những tác phẩm nghệ thuật tượng Phật phục vụ cho nhà chùa và quý khách hàng trong nước, mà còn mở rộng quy mô sản xuất, xuất khẩu sang sang nhiều quốc gia Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Đức, Pháp, Nga, Mỹ, Nhật Bản, các nước khu vực ASEAN... Nhờ vào sự chuyên tâm trách nhiệm trong công việc, đưa chữ tín lên hàng đầu, cùng những tác phẩm điêu khắc có giá trị thẩm mỹ cao, đạt chất lượng, mỹ nghệ Đăng tự đã đạt được những thành công đáng kể.
Với những thành tựu trong việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa nghệ thuật của làng nghề truyền thống, năm 2013, Cơ sở mỹ nghệ Đăng Tự đã vinh dự nhận được giải thưởng Văn hóa nghệ thuật ẩm thực và sản phẩm tinh hoa làng nghề Việt Nam cùng danh hiệu Chất lượng Việt Nam phù hợp tiêu chuẩn. Với nghệ thuật điêu khắc nói chung, đó là một đóng góp to lớn, với riêng thế hệ trẻ, đó là tấm gương sáng về lao động nghệ thuật hăng say, hết mình vì cái đẹp.
Trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay, Đăng Tự luôn lấy chữ tín làm đầu, lấy chất lượng, tính thẩm mỹ và độ bền của tượng gỗ, làm cầu nối dài lâu đến với khách hàng tin cậy. Những lời nhận xét của các khách hàng luôn là động lực khích lệ vô cùng to lớn cho Cơ sở Mỹ Nghệ Đăng Tự để hoàn thiện thương hiệu của mình. Lựa chọn sản phẩm của Mỹ nghệ Đăng Tự là cách thức bạn hướng tới giá trị nghệ thuật tinh tế và tìm về với tinh hoa văn hoá dân tộc
Thông tin liên hệ: Cơ sở mỹ nghệ Đăng Tự
ĐC: 385 Phạm Văn Bạch, P.15, Q.Tân Bình,TP.HCM; 0938.480.118; Website: www.tuonggodangtu.com Nghệ nhân Lê Đăng Tự ( trái) cùng khách hàng tại cơ sở sản xuất.