Những cô gái thông minh hiểu rằng, những giá trị cốt lõi của con người nằm ở nhân cách sẽ cho các bạn một cuộc sống hạnh phúc một cách bình an thời thanh xuân.
Cô giáo Chi Mai dạy tiếng Anh cho các bạn lớp 12 ôn thi Đại học, đã dạy học sinh của mình rằng: “Tuổi trẻ của các em cần nhất sự vô tư, bình an, gánh nặng cơm áo gạo tiền chỉ là yếu tố phụ”.
Đọc những dòng tâm sự của các bạn trên trang mạng xã hội, có thể thấy không ít những mệt mỏi, căng thẳng trong công việc và cũng ngần ấy lo âu đau khổ trong chuyện tình cảm. Tuy nhiên, đây chỉ là những trạng thái nhất thời, vì các bạn thanh niên ấy đã nhìn thấy cảnh các bạn mình đang vui chơi thảnh thơi, vô tư, vui nhộn trong các câu lạc bộ phật tử nơi thiền viện, chùa chiền.
Phật tử Trương Thị May Bởi, về nương tựa nơi Phật là về với tâm tính chân thật nhất của mỗi người. Bản chất chân thật lâu nay của con người là gì? “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Con người hầu như ai cũng yêu quý cái đẹp, cái hay, cái tốt, ai cũng mong mình được bình an trong cuộc sống. Con người nhận ra thiện tâm đang ngủ say trong tiềm thức mình, khi khép mình vào nếp sống khoa học, nghiêm túc, và tiếp thu những trải nghiệm ý nghĩa.
Ở những CLB thanh niên phật tử, qua những trò chơi tập thể, thanh niên học được sự đoàn kết, không quan trọng thành công hay thất bại, vì trong trò chơi ở chùa, chơi giỏi không được thưởng khen, chơi chưa giỏi cũng không bị chê và bắt bẻ gì.
Tứ vô lượng Tâm: TỪ – BI – HỶ – XẢ đã lan tỏa vào tiềm thức các bạn trẻ một cách tự nhiên như vậy đấy, từ đó, những thành bại của cuộc sống bên ngoài đối với tuổi trẻ dần dần trở nên nhẹ nhàng như trò chơi trong chùa.
Những khoảng thời gian an lạc như thế, ai cũng muốn kéo dài ra mãi. Vậy nên ý muốn xuất gia gieo duyên một thời gian đã hình thành.
Mở đầu nghi lễ xuất gia gieo duyên, các bạn trẻ được các quý Thầy lễ thế phát xuất gia. Mái tóc đối với mọi người bình thường như là một nét trang trí cho vẻ bên ngoài, đặc biệt là những cô gái trẻ vốn từng muốn mình luôn xinh đẹp, nay đối trước Phật đài Từ Bi :
“Mái tóc vốn màu gỗ quý
Nay dâng thành khối trầm hương
Nét đẹp đi về vĩnh cữu
Vi diệu thay ý vô thường.
Đã thấy đời cơn huyễn mộng
Chân tâm một quyết lên đường
Nghe hải triều lên mấy độ
Nguyện phát túc về siêu phương.”
Tiếp đó, nghi lễ thọ mười giới Sa di:
1. Không sát sanh
2. Không trộm cắp
3. Không tà dâm
4. Không nói dối
5. Không uống rượu
6. Không ăn phi thời (sau ngọ)
7. Không đàn ca múa hát
8. Không trang điểm, đeo vật trang sức, thoa vật thơm.
9. Không nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp
10. Không sử dụng và giữ tiền hoặc vàng bạc.
Chính tôi được nghe một cô gái trẻ đã từng xuất gia gieo duyên trong chùa của một sư thầy ni suốt 8 tháng. Suốt 8 tháng, cô gái trẻ không lên internet, không dùng điện thoại; dù hồi còn ở nhà, cô không thể xa rời 2 thứ này. Điều đó có quá khó khăn không? Nếu phủ nhận một chút khó khăn ban đầu vì phải thay đổi cuộc sống, thì hoàn toàn không thật.
Nhưng cuộc sống trong chùa không có một phút giây để bạn trẻ ngồi một chỗ cho nỗi buồn được ở lại lâu. Tháng đầu vào chùa, thầy cho phép bạn thức dạy lúc 5 giờ sáng để quét sân, sau đó nấu ăn sáng cúng thầy. Xong xuôi, bạn ngồi đọc Kinh, học các khóa lễ như thỉnh chuông, cúng cháo. Gần trưa, các phật tử đến chùa hầu chuyện Thầy, không những thế còn ghé đến hỏi thăm và động viên bạn cùng những đồng quà tấm bánh.
Vậy là, những phương tiện để liên lạc gián tiếp qua internet và điện thoại không còn quá quan trọng với cô nữa, vì hàng ngày các phật tử vẫn trò chuyện, động viên bạn; chiều tối mỗi ngày, thầy lên khóa lễ thỉnh chuông, cúng cháo vẫn cho cô cùng lên chùa học tập theo; các phật tử đã rất xúc động, vì đang quét sân đôi khi tình cờ nhìn vào chính điện, thấy người bạn trẻ tay cầm giấy miệng nhẩm theo, mắt dõi nhìn cách thầy thỉnh chuông, hay lúc ngồi sau thầy học thầy tụng niệm, hai ngón tay bạn khép chặt gõ gõ xuống đất theo nhịp mõ của thầy.
Những buổi tối êm đềm trôi qua, hai thầy trò lại ngồi ở bộ bàn ghế dưới bóng cây, để chia sẻ mọi thứ cả về Phật Pháp và cuộc sống. Thầy còn bố thí cho cô thị giả những bộ quần áo nâu của Thầy, để cô mặc trong chùa.
Những thời khóa niệm Phật sớm - chiều:
“Đêm và ngày kế tiếp không ngơi,
Mới hay Tịnh độ hiện thời,
Rõ ràng tam muội sáng ngời tự tâm.
Ngoài sáu thời chuyên tâm tu tập,
Không chuyện trò đón tiếp vãng lai,
Nếu còn giao thiệp bề ngoài,
Chỉ e tịnh niệm phí hoài công phu.
Quy ước ấy ai dù không giữ,
Ngôi chủ đường xét xử phạt ngay,
Ba lần can gián cố chày,
Thời mời ra khỏi nhà này không dung.”
Suốt tám tháng, niệm Phật đều đặn lúc 4 giờ sáng và 4 giờ chiều hàng ngày, không sử dụng internet, không điện thoại, đồng nghĩa với mọi sự việc ở xã hội bên ngoài hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến bạn. Bạn rất an lạc, hoàn toàn thanh thản, nên ở chùa dù ăn chay trường theo thầy, bạn vẫn rất khỏe mạnh, hồng hào, vì bạn ngủ sâu.
Quả thật, mặt biển vốn tĩnh lặng chỉ gợn sóng dưới tác động của từ trường trên mặt trăng, tâm trạng con người chúng ta cũng vậy, chỉ xuất hiện khổ đau hạnh phúc khi tiếp xúc và lưu giữ những nhận thức về cuộc sống bên ngoài.
Vậy nên, các bậc Tổ đã dạy hoàn hoàn đúng: “Nếu còn giao thiệp bề ngoài/Chỉ e tịnh niệm phí hoài công phu.”
Tám tháng tu tập ở chùa kết thúc, đến nay bạn ấy vẫn tu tập tại một câu lạc bộ phật tử được một năm rưỡi, vẫn hàng tuần lên chùa tụng kinh niệm Phật cùng các bạn. Quá trình gieo duyên Phật pháp của tuổi trẻ cũng vậy, không bao giờ kết thúc, mà chỉ chuyển đổi từ dạng thức xuất thế tục gia thành dạng thức tu tại gia. Càng tu như vậy, nhân duyên về với Thiện Tâm càng tròn đầy.
“Như Lai là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”, nếu mỗi chúng ta hàng ngày gieo duyên cho nhân lành của những tâm tính thiện lành kết thành quả ngọt trong cuộc sống, thể hiện qua nhân cách tốt đẹp mang lại cho ta tình cảm của mọi người và những thành tựu về học tập và sự nghiệp. “ Phật quanh ta ở nơi Sa Bà”.