Giới trẻ háo hức xem dựng cây nêu, nặn pháo đất, đón Tết quê giữa lòng phố

Thứ năm - 30/01/2020 15:29
Mới đây, Bảo tàng Dân tộc học tổ chức chương trình “Trải nghiệm Tết Việt cùng nghệ nhân”. Chương trình có sự tham gia của các nghệ nhân đến Thái Bình, Hà Nội, Bắc Ninh cùng các em học sinh đến từ một số trường Tiểu học và THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Giới trẻ háo hức xem dựng cây nêu, nặn pháo đất, đón Tết quê giữa lòng phố

1

1

1
Các nghi thức dựng cây nêu và ý nghĩa của việc dựng nêu ngày Tết được tổ chức tại đây. Đây cũng là phong tục đậm hồn Tết Việt chỉ còn tồn tại ở làng quê.
1
Giao lưu với các nghệ nhân Thái Bình thông qua trình diễn ông Đùng bà Đà, Chèo cổ, pháo đất, gói bánh chưng, khám phá di sản văn hóa Thái Bình qua tô vẽ. Đồng thời chơi trò chơi ngày Tết của một số dân tộc.
1
Tự tay nặn tò he để thoả trí sáng tạo và được trải nghiệm công việc nặn tò he. Bên cạnh đó, các nghệ nhân sẽ giảng giải về guồn gốc ra đời của tò he cũng như ý nghĩa của trò chơi này.
1
TS. Đặng Xuân Thanh - Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam chia sẻ:  “Chương trình Tết là một trong những hoạt động thường niên của Bảo tàng. Năm nay, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phối hợp với Sở VHTT&DL tỉnh Thái Bình đưa hơn 40 nghệ nhân đến Hà Nội trình diễn, giới thiệu những nét đặc trưng văn hóa của vùng quê lúa như: chèo cổ, ông Đùng bà Đà, trình nghề tứ dân, pháo đất, múa rối nước tới đông đảo công chúng trong và ngoài nước.
1
Bên cạnh các hoạt động của Thái Bình công chúng còn có cơ hội giao lưu với nghệ nhân đến từ các tỉnh Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh qua các hoạt động gắn với dịp Tết: múa tứ linh, viết thư pháp, in tranh Đông Hồ…
1
Theo lịch trình, trong hai ngày mồng 4 và 5 Tết (28, 29/1/2020), chương trình “Vui Xuân Canh Tý: Sắc thái văn hóa Thái Bình” sẽ chính thức khai mạc.
1
Tham gia chương trình, công chúng có cơ hội trải nghiệm chơi một số trò chơi dân gian ngày Tết: đánh đu, kéo co, bắt chạch trong chum, ném pao, tung còn... Đây là những trải nghiệm nhằm tăng cường cho công chúng khả năng tự chơi để khuyến khích các thành viên trong gia đình cùng nhau khám phá trò chơi dân gian.
1
Ông bà, cha mẹ có dịp hướng dẫn con cháu chơi trò chơi thủa thơ ấu từ đó góp phần tăng cường mối quan hệ, sợi dây tình cảm trong gia đình. Điều này có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong bối cảnh hiện nay.

Nguồn tin: Dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây