Phật bảo, người đời thường cùng nhau tranh cạnh những chuyện thế tục không quan trọng khẩn yếu, chẳng coi trọng đại sự cấp bách nơi bản thân, chẳng biết vô thường nhanh chóng, sanh tử là việc lớn; chỉ tham danh lợi nên tranh đấu hơn thua, sầu khổ muôn bề, chẳng biết lúc nào thoát khỏi.
Chúng sanh chướng sâu, nghiệp nặng, ba độc (tham, sân, si) lừng lẫy. Do si hoặc nên tạo nghiệp khổ báo vô tận, chìm đắm trong biển khổ đau đớn không cách gì diễn tả nổi. Vì thế, Phật thương xót khuyên bảo nên chán lìa. Phật dạy răn, khuyên lơn chúng sanh nên dứt ác làm lành, tinh tấn hành đạo, cầu sanh Cực Lạc.
3 ác nghiệp của ý thường tồn tại trong con người, hiện hữu mọi nơi mọi lúc, ví dụ:
Có người có tham ái, tham lam tài vật kẻ khác, nghĩ rằng: “Ôi, mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của mình!”.
Lại có người có tâm sân, khởi lên hại ý, hại niệm như sau: “Mong rằng những loài hữu tình này bị giết, hay bị tàn sát, hay bị tiêu diệt, hay bị tàn hại, hay mong chúng không còn tồn tại”.
Lại có người có tà kiến, có tưởng điên đảo như: “Không có bố thí, không có kết quả của bố thí, không có tế lễ, không có cúng đường, các hành vi thiện ác không có kết quả… mọi sự trên đời tất thảy đều không nghĩa lý.
Ý ác nghiệp tham lam tài sản của người khác là nhân khiến tạo ác nghiệp như sau:
Thân hành ác, tạo thân ác nghiệp như: trộm cắp, tà dâm.
Khẩu hành ác, tạo khẩu ác nghiệp như: nói dối, nói lời chia rẽ, nói lời vô ích.
Ý ác nghiệp thù hận, dễ sinh ra tội sát sinh, trộm cắp, dối trá hay làm tổn thương người khác.
Ý các nghiệp tà kiến có thể gây ra thói vô tâm, là căn nguyên của nhiều ác nghiệp.
Tham, sân, si là “tam độc” theo quan niệm nhà Phật. Mắc phải tam độc này, con người sinh nghi kỵ, ghét bỏ và hãm hại lẫn nhau. Tâm độc khiến cho con người lúc nào cũng trong trạng thái mỏi mệt, ganh đua, không có nổi một phút bình yên, thứ thả. Tâm độc là mầm mống cho mọi ác nghiệp của con người, phúc báo có bao nhiêu cũng mất.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự