Lục căn là gì?

Chủ nhật - 18/01/2009 20:42
Kinh Phật gọi Nhãn, Nhĩ, Tị, Thiệt, Thân, Ý là lục căn (sáu cội rễ trong chân thân). Lục căn lại gắn với lục trần (sáu bợn nhơ) là: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Lục trần là sáu bợn nhơ thường hay rù quyến con người say mê tục thế, quên đường đạo đức, xa mối luân thường. Nó lại bao phủ lương tâm mà làm cho phải nặng nề, nhơ bợn. Vì lục trần mà con người phải hao mòn thân thể, mờ mệt lương tâm, xa lần cội rễ, rồi kiếp luân hồi không phương thoát khỏi.

Kinh Phật gọi Nhãn, Nhĩ, Tị, Thiệt, Thân, Ý là lục căn (sáu cội rễ trong chân thân). Lục căn lại gắn với lục trần (sáu bợn nhơ) là: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Lục trần là sáu bợn nhơ thường hay rù quyến con người say mê tục thế, quên đường đạo đức, xa mối luân thường. Nó lại bao phủ lương tâm mà làm cho phải nặng nề, nhơ bợn. Vì lục trần mà con người phải hao mòn thân thể, mờ mệt lương tâm, xa lần cội rễ, rồi kiếp luân hồi không phương thoát khỏi. Kinh Phật gọi Nhãn, Nhĩ, Tị, Thiệt, Thân, Ý là lục căn (sáu cội rễ trong chân thân). Lục căn lại  gắn với lục trần (sáu bợn nhơ) là: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

- SẮC là màu đẹp đẽ, hình dung tốt tươi.

- THANH là lời ngon ngọt, giọng thâm trầm.

HƯƠNG là mùi mẽ thơm tho.

- VỊ là mùi ngon ngọt (chỉ về vật ẩm thực).

- XÚC là sự cảm động.

- PHÁP là những sự vật xảy ra.

Mắt thấy sắc xinh vật đẹp bắt ham (Sắc).

Tai nghe tiếng ngọt ngon, giọng thâm trầm phải mến (Thanh).

Mũi ngửi mùi thơm phải đẹp (Hương).

Lưỡi nếm vật ngon phải thích (Vị ).

Thân không tịnh phải cảm động (Xúc).

Ý thường hay muốn mà sanh ra sự vật (Pháp).

Lục trần là sáu bợn nhơ thường hay rù quyến con người say mê tục thế, quên đường đạo đức, xa mối luân thường. Nó lại bao phủ lương tâm mà làm cho phải nặng nề, nhơ bợn. Vì lục trần mà con người phải hao mòn thân thể, mờ mệt lương tâm, xa lần cội rễ, rồi kiếp luân hồi không phương thoát khỏi. Nên chi muốn thoát tục mà tìm nguồn Tiên, cõi Phật, ta phải diệt hết lục trần đi. Mà muốn diệt lục trần, trước phải lo trừ nơi cội rễ là lục căn vậy.

1.- Mắt : không thèm xem sắc đẹp, dầu ai xinh lịch thế nào cũng chẳng qua là thây đi, thịt chạy, xem sắc tốt như tro bụi để làm nhơ danh giá, như gươm đao để đẻo xẻ thân hình, như thuốc độc hại tán tinh thần. Ta nên tự nghĩ như vầy: Hòa gian với gái có chồng là phá gia đình người, rồi sau vợ con mình phải trả quả. Hòa gian với gái góa bụa, là phá tiết người, với gái chưa chồng là phá trinh, làm cho người lỡ làng duyên phận về sau. Mắt chẳng nên dòm lên trên thấy người cao sang hơn mình mà ganh ghét, chớ nên ngó xuống thấy kẻ thấp hèn hơn mình mà khinh  thị. Tóm lại, vạn ác dâm vi thủ, nếu giữ gìn được mắt, thì diệt được bợn nhơ thứ nhất là SẮC vậy.

2.- Tai : không thèm nghe đến lời ngon ngọt, giọng thâm trầm, giữ được vậy khỏi bị ai rù quyến vào đường tà, nẻo vạy, khỏi gây hơn thua, phải quấy (Vô lự do vô sự, vô sự tiểu Thần Tiên). Ở đời lắm người giả dối, miệng tuy ngọt dịu, mà lòng chứa gươm đao, giọng kèn tiếng quyển của họ có thế làm cho gái mất tiết trinh, trai hư danh giá. Vậy nên lời phi, tiếng thị mặc ai, chẳng nên đem vào tai mà bị cám dỗ, chẳng nên lắng nghe rồi đồ đi, nói lại cho ra việc "Ngồi lê đôi mách", ai cười chê nhiếc mắng ta, ta cứ ngơ tai giả điếc, thì khỏi lo cãi cọ tranh đua, họ nói mặc họ, mình không nghe, nói thét mỏi miệng tự nhiên phải nín. Tóm lại tai có mà như điếc thì diệt được bợn nhơ thứ nhì là THANH vậy.

3.- Mũi : giữ đừng cho biết mùi, đi ngang chỗ hôi tanh, chẳng biết hôi tanh mà gớm, đứng gần kẻ xạ ướp, hương xông chẳng vì xạ ướp hương xông mà động. Giữ được vậy thì diệt đặng bợn nhơ thứ ba là HƯƠNG vậy.

4.- Lưỡi  :chẳng cần nếm miếng ngon vật lạ, miếng ăn chỉ no dạ thì thôi. Ham miếng cao lương, mỹ vị chi cho khỏi sát sanh hại vật. Mình ăn ngon miệng mà con sanh vật phải hại mạng, thì ăn sao đành? Tuy là loài vật, chớ cũng thọ hưởng một điểm linh quang như mình. Kiếp này nó là con sanh vật, biết đâu kiếp trước nó chẳng phải là người? Kiếp này mình làm người, biết đâu kiếp trước mình chẳng phải là con sanh vật? Ôi! Luân hồi chuyển kiếp, người vật, vật người, luân chuyển lại qua cũng đồng một thể. Mình ăn thịt loài vật tức là mình ăn thịt lẫn nhau, mà người có lương tâm há nỡ ăn thịt lẫn nhau cho đành đoạn?

Ông Mạnh Tử nói rằng: "Thấy cầm thú bị đem giết thì Ngài bất nhẫn. Nghe nó kêu la thảm thiết khi bị thọc huyết, Ngài không đành ăn thịt". Lòng nhân này hiệp với đức háo sanh Tiên Phật đó. Người có tiền của còn mua chim cá mà phóng sanh thay! Như mình nghèo không phóng sanh thì thôi, nỡ nào lại sát sanh cho đành đoạn? Lưỡi chay cũng chẳng nên đắm say mùi rượu. Uống rượu vô loạn tâm, mà hễ loạn tâm thì sanh quấy. Người xưa dùng rượu để cúng tế Thánh Thần, dùng rượu làm lễ mà thôi. Chớ Thánh Thần đâu hưởng rượu của người phàm tục?

Người nay lấy nê câu "Vô tửu bất thành lễ" rồi trong việc quan, hôn, tang, tế, mỗi mỗi thảy dùng rượu, thậm chí đến lúc bi hoan, ly hiệp cũng dùng rượu, buồn gọi dụng tửu binh giải phá thành sầu, vui gọi dụng rượu Tô hứng chí. Hại thay! Rượu là giống độc, ai cũng đều biết, mà nhiều kẻ lại ưa dùng, ấy cũng là lạ đó. Có lời tục rằng: "Lưỡi không xương nhiều điều lắc léo". Muốn giữ cho lưỡi được trọn chay ta chẳng nên nhiều lời lắm tiếng. Nửa lời nói ra chẳng phải, còn tổn đức bình sanh thay. "Bán cú phi ngôn tổn bình sanh chi đức", phương chi uốn ba tấc lưỡi mà việc không nói có, việc có nói không, quấy làm ra phải, phải sửa thành quấy, thì tổn đức biết bao. Lời nói ra phải cho cẩn thận, đáng nói thì nói, không đáng thì thôi, đừng bạ đâu nói đó mà tổn đức hao hơi, lại còn nỗi sự sanh, sanh sự. Tóm lại nếu giữ lưỡi đặng , thì chẳng những diệt tận bợn nhơ thứ tư là Vị mà lại còn giữ đặng tư cách người tu hành đạo đức nữa.

5.- Thân  : không cần trau giồi xinh đẹp, ăn mặc tốt tươi, chẳng cần dùng quần là, áo lụa, chẳng ham nệm gấm, giường ngà. Người tu hành phải ép xác để cầu khổ hạnh (Xả thân cầu đạo, xả phú cầu bần). Áo vải, quần bô, miễn che thân, ấm cật là đủ, đã giữ hạnh kẻ tu hành, lại vẹn câu tiết kiệm, nằm chẳng lựa giường êm nệm ấm, nơi đâu sạch sẽ được yên giấc là xong. Nếu thân trau giồi, chải chuốt cho đẹp dạ mình, cho vừa mắt chúng, chi cho khỏi sanh lòng cảm động mà ra điều tình tệ. Giữ được thân tịnh như vậy, thì tâm không xao động, không cảm xúc, tức là diệt được bợn nhơ thứ năm là XÚC vậy.

6.- Ý  :chẳng vọng tưởng việc ác, không mơ ước việc cầu cao, không tính lợi cho mình mà hại cho người, chẳng tính điều tham lam, trộm cướp. Làm ác gặp ác chẳng sai (Tích ác phùng ác). Tính việc cầu cao mà không đủ sức làm, đã không nên việc, lại hao tài, tổn sức, rồi ra người thất chí, mà hễ thất chí thì cả đời không làm chi nên đặng. Chi bằng an phận thủ thường, tố nào theo tố nấy. Tính lợi cho mình mà hại cho người là mất lẽ công bình. Làm người không giữ luật công bình đâu trọn tư cách làm người đặng? Tham lam, trộm cướp của người không thế hưởng lâu đặng (Hoạnh tài bất phú). Không gặp nạn này cũng vương lấy tai kia, khiến hao tài tốn của cho hết tiền phi nghĩa ấy đi. Dầu trốn khỏi luật hình dương pháp, chớ lương tâm cắn rứt hằng ngày, thêm nỗi luật Âm Cung rành rạnh, đợi buổi chung qui gia hình chẳng vị. Tóm lại, giữ được ý chay như vậy thì diệt được bợn nhơ thứ sáu là PHÁP vậy.

Gìn giữ  lục căn , lục trần tự nhiên tiêu diệt. Ðó là giặc bề ngoài, còn cõi Tâm là giặc bề trong, Tâm  mình phủi sạch mọi việc trần duyên, không hay, không biết, không lo, không tưởng, muốn việc chi trên phàm tục này không trụ nơi tâm được, phải tan như giá, phải rã như sương, cõi tâm trống như không, trắng như giấy, tâm có mà như không. Ấy là sắc tức thị không. Hễ tâm trần chết, tâm đạo khởi ra. Ấy là không tức thị sắc. Giữ được tâm như vậy, tức là gần Ðạo rồi.

Tu luyện cốt lo cho phần hồn ngày sau được tiêu diêu, tự toại nơi cõi Niết Bàn Cực Lạc, khỏi lao lự, khỏi khổ phiền, khỏi tiêu diệt. Ta nay còn lộn theo trần tục mà nếu giữ được tâm chay, tức là gặp Niết Bàn tại thế. Vậy khuyên người đồng đạo rán kiên tâm trì chí sửa tánh, răn lòng, một ngày làm lấy một mảy lành, trau tria một nét hạnh, lần lần nhựt nhu nguyệt nhiễm cũng đặng trọn lành. Nếu thấy khó ngã lòng, sao cho là Ðạo? Muốn lánh xa trần khổ, trước phải chịu khổ tâm, khổ hạnh bây giờ là ngôi Cực lạc về sau vậy!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây