Đáp: Vấn đề
nầy có nhiều thuyết giải thích khác nhau. Cho đến nay, người ta cũng chưa nhứt
trí là thuyết nào đúng. Vì mỗi thuyết có mỗi lập luận khác nhau. Có thuyết nói:
theo quan niệm của Phật giáo nói riêng và quan niệm của người Ấn Độ thuở xưa
nói chung, tất cả đều cho rằng: Sự hình thành của một thế giới là do sự cấu tạo
của nhiều hạt vi trần kết hợp lại.
Nếu nói theo khoa học ngày nay là do nhiều
nguyên tử hay phân tử kết hợp. Từ những hạt vi trần nhỏ kết hợp lại thành những
vi trần lớn. Cứ như thế mà kết hợp dần lên thành ra một thế giới. Tuy nhiên, sự
kết hợp của những hạt vi trần nầy theo phương cách nào?
Điều nầy, theo nhà Phật nói, chính giữa có một cái hạt nhân chánh, rồi chung quanh có sáu hạt vi trần phụ. Chung lại, theo danh từ chuyên môn của Phật giáo gọi là thất lân hư trần. Tức là 7 hạt bụi rất nhỏ nhiệm gần như hư không kết hợp lại, nếu chẻ ra, thành ra hư không.
Từ thất lân hư trần hợp lại, thành một ngưu mao đầu trần (đầu lông con trâu). Từ thất ngưu mao đầu trần hợp lại, thành một thố mao đầu trần (đầu lông con thỏ) v.v..
Như vậy, con số 7 có ra là do nhiều hạt bụi tạo thành. Nói rõ ra, là không có
hạt bụi nào tự nó đơn độc mà có, tất nhiên, là nó phải nhờ nhiều hạt bụi li ti
khác để tạo thành. Bởi thế, nên hình ảnh đức Phật khi mới giáng sanh, Ngài bước
đi bảy bước là để tiêu biểu cho Ngài bước đi khắp tất cả mọi nơi trên thế giới.
Đồng thời cũng để tiêu biểu cho pháp âm của Ngài nói ra vang dội khắp cả tam thiên đại thiên thế giới. Còn hoa sen là tiêu biểu cho sự thanh khiết. Ý nói, mặc dù đức Phật sanh ra trong cõi đời ô trược nầy, nhưng Ngài không bao giờ bị nhiễm trần. Đó là vì nguyện lực của Ngài ra đời là để hóa độ chúng sanh vậy.
Nguồn tin: Thích Phước Thái
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự