Sau mùa an cư, các vị Tỳ-kheo về hội họp bên đức Phật. Ngài thấy số lượng chúng giảm đi đáng kể. Thế là Ngài cho người đi tìm hiểu sự việc, mới ra lẽ là có sáu mươi vị Tỳ-kheo đã bị một tân Tỳ-kheo cầm dao giết chết. Nhân đó còn bị các gia chủ gièm pha, chê trách rằng Sa-môn Thích tử tu hành mà giết hại lẫn nhau tàn nhẫn. Đức Phật nói rằng: “Ta dạy chánh pháp mà họ hành tà pháp”. Từ nhân duyên ấy, Ngài chế định ra giới cho các Tỳ-kheo không được giết hại mạng người, nếu không, phạm tội Ba-la-di, tức tội “đứt đầu” vậy.
Đối với xã hội hiện nay, khi phạm vào giới này cũng đồng nghĩa với việc vi phạm pháp luật. Với con người, ta không giết đã đành, mà cho đến các loài vật, các sinh mạng khác, không những không được sát sinh mà còn phải biết phóng sanh để nuôi dưỡng lòng từ bi. Thế mới đúng là người đệ tử Phật.
Trong kinh Thập Thiện dạy rằng, người không sát sinh sẽ được mười thứ công đức:
1. Đối với chúng sinh cùng khắp bố thí pháp vô úy.
2. Thường khởi lòng đại từ đối với chúng sinh.
3. Dứt sạch tất cả tập khí giận hờn.
4. Thân thường không bệnh.
5. Mạng sống lâu dài.
6. Được phi nhân ủng hộ.
7. Thường không ác mộng, thức ngủ đều an vui.
8. Diệt trừ oán nghiệp, oán thù tư giải.
9. Không sợ sa đường dữ.
10. Khi chết sinh về thiện thú, thiên giới.
Do vậy, chúng ta cũng thấy rằng việc giữ giới quan trọng đến dường nào. Chúng ta bỏ được một nghiệp ác, tức là chúng ta đã bỏ được rất nhiều phiền não mà lại đạt được rất nhiều công đức, phước báu.
Nguồn tin: Phatgiao.org.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự