Chùa Pháp Quang (Q.8) đón nhận bằng di tích lịch sử cấp thành phố

Chủ nhật - 27/09/2009 16:47
Sáng nay, ngày 27-9 tại chùa Pháp Quang (số 71 Quốc lộ 50, P.5, Q.8, TP.HCM) đã long trọng tổ chức lễ Đón nhận bằng di tích Lịch sử cấp thành phố.

Đến chứng minh và tham dự có HT. Thích Hiển Pháp - Phó Pháp chủ HĐCM, HT. Thích Tịnh Hạnh - Phó BTS THPG TP.HCM, Nhà cách mạng lão thành Nguyễn Văn Thuyền (tức Ba Tôn), nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM, bà Vũ Thị Kim Anh - Phó Giám đốc Sở VH – TT&DL, Ô.Huỳnh Ngọc Thành - Phó giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo & Dân tộc TP, Ô. Phùng Công Dũng - Phó Chủ tịch UBND Q.8 cùng các cấp lãnh đạo chính quyền thuộc P.5, Q.8.

Được biết, chùa Pháp Quang do sư bà Đạt Đạo tạo lập năm 1948. Vị trụ trì hiện nay là Ni sư TN. Tắc Thinh. Từ 1963 – 1975 chùa là cơ sở cách mạng của liên quận 7 – 8; là cơ sở nòng cót của tổ chức quần chúng bảo vệ cách mạng, nơi in ấn tài liệu bí mật phụ vụ công tác tuyên truyền, cơ sở hậu cần trong phong trào đấu tranh của Phật giáo yêu nước và là nơi đón lực lượng vũ trang của cánh Tây Nam vào đóng chốt trong và sau đại thắng mùa xuân năm 1975.

Hiện nay, chùa Pháp Quang còn lưu dấu nhiều cứ điểm cách mạng mang tính lịch sử trong công cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ. Cụ thể là các hầm bí mật của các Cán bộ hoạt động cách mạng thuộc cánh Tây Nam Sài Gòn - Gia Định. Các hiện vật còn lưu giữ trong di tích: Máy in, máy tính điện tử, máy đánh chữ, máy quay phim, lao phát thanh, máy quay Roneo và các tài liệu tuyên truyền của cách mạng.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyền Văn Thuyền (tức Ba Tôn) ôn lại chặng đường lịch sử trong quá trình hoạt động cách mạng mà ông được phân công là trưởng cánh Tây Nam Sài Gòn – Gia Định, người trực tiếp cùng với cố Hòa thượng Đạt Hảo, Hòa thượng Huệ Hiền và TT. Thích Huệ Văn tham gia các hoạt động cách mạng bí mật tại các căn hầm chùa Pháp Quang. Đại diện Sở VH – TT&DL, bà Vũ Thị Kim Anh cho biết, hiện nay trên địa bàn Q.8 có 8 di tích được xếp hạng, trong đó có 3 di tích thuộc Di tích lịch sử cấp Thành phố.

Di tích lịch sử chùa Pháp Quang là một trong những di tích lịch sử còn khá nguyên vẹn về cơ sở cũng nhưng các hiện vật. Do đó, vấn đề Bảo tồn và Phát huy các giá trị di tích trong quần chúng nhân dân, nhất là các thanh thiếu niên thành phố là điều hết sức cần thiết. Đồng thời đề cao tinh thần gìn giữ và quản lý di tích đối với các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương cũng như chư Tăng Ni, Phật tử chùa Pháp Quang.


















Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây