Đúng
10 giờ sáng nay, Hòa Thượng Thích Thanh Tứ - Phó chủ tịch HĐTS và các chức sắc
phật giáo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng đại diện Ban tôn giáo Chính
Phủ, Lãnh đạo các cấp UBND TP Hà Nội đã chính thức cắt băng khánh thành
chùa Phổ Quang Cát Linh trước sự chứng kiến của gần 1.000 bà con nhân dân phật
tử tham dự đại lễ.
Chùa
Phổ Quang Cát Linh nguyên là một ngôi cổ tự có từ thế kỷ XII trên đất phường
Thịnh Hào huyện Vĩnh Thuận, Phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội; nay thuộc Phường Cát
Linh - Quận Đống Đa - Thủ Đô Hà Nội.
Chùa
được xây dựng từ đời Hương Vân Đại Đầu Đà Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và được Đệ
Tam Tổ Huyền Quang trụ trì. Cho đến đời Vua Lê Thái Tông vào năm Canh Thân
1440, chùa được mở mang hoành tráng trở thành một chốn đại danh lam thắng cảnh
của đất nước.
Chùa
trước đây được xây dựng với kiến trúc cổ đại làm toàn bằng gỗ quý, bao
quanh có vườn bãi ruộng ao, rộng bao la; là nơi nhập tháp 23 vị Hòa
thượng cao tăng trụ trì viên tịch tại chùa.
Trải
qua gần 400 năm tồn tại với nhiều biến cố, cảnh chùa dần dần bị hủy hoại nghiêm
trọng. Mãi đến năm Quý Dậu 1813, đời Vua Gia Long năm thứ 12, chùa Phổ Quang
Cát Linh mới được Hòa Thượng Thiền Sư chùa Trấn Quốc đứng ra tiếp dẫn Phật
Pháp, đảm nhiệm công việc đại trùng tu tôn tạo lần thứ 1 và đúc quả
chuông Đại Hồng Chung Phổ Quang, sắc tươi, chất tốt, vang rền tiếng ngân.
Sau
khi Cách mạng tháng Tám năm Ất Dậu 1945 thành công, thực dân Pháp trở lại
xâm lược Việt Nam hòng tái lập nền đô hộ nước ta một lần nữa, chùa Cát Linh có
vườn bãi, ao hồ rộng, cây cối xum xuê, có vị thế chiến đấu quan trọng, là
nơi tự vệ, quân dân Thủ đô đồn trú anh dũng. Từ năm 1955, chùa vắng bóng
sư trụ trì, lại bị ảnh hưởng bom đạn Mỹ oanh tạc ác liệt Hà Nội, chùa đã
dần dần xuống cấp, mái dột, tường nứt, cánh cửa mục nát, nhà tổ, nhà tăng, và
các công trình khác bị xiêu vẹo.
Trải
qua nhiều lần trùng tu tôn tạo nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh về tổng thể. Cho đến
năm 2007, được sự nhất trí của chính quyền các cấp có thẩm quyền cho phép đã
tiến hành đại trùng tu tôn tạo toàn bộ ngôi chùa Cát Linh, thiết kế theo cổ đại
cách tân có tiền đường hậu cung, nhà tổ, nhà mẫu, nhà giảng đường, nhà khách,
nhà ni,… xây dựng kiên cố, trần thiết bằng các loại gỗ quý, cột đá, hành lang
trạm trổ tinh xảo, Chính Điện an trí, Tượng Phật Di Đà bằng đồng nặng hơn một
tấn. Đến tháng 9/20009, công trình đại tu tạo chùa chính thức hoàn tất và khánh
thành.
Phát
biểu tại đại lễ, ông Bùi Hữu Dược - Vụ trưởng vụ Tôn giáo, Ban Tôn giáo Chính
phủ cho biết: “Việc khánh thành chùa Cát Linh được xem là một công trình văn
hóa để chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Bên cạnh việc đáp ứng nguyện
vọng tín ngưỡng văn hóa tâm linh cho bà con phật tử, mong rằng phật giáo sẽ
phát huy những điều tốt đẹp của nhà phật giúp ích cho xã hội và người dân nước
nhà”
Chiều
26/9, Sư cô Thích Diệu Tâm đã tổ chức Hội trăng rằm tại chùa cho các em nhỏ
trên địa bàn TP Hà Nội và trao 100 suất quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó
khăn trong học tập của 2 trường trường Tiểu học và THCS Cát Linh.
Nhân
đại lễ khánh thành chùa, Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm - Trưởng ban Hoằng pháp, Giáo
hội phật giáo Việt
Đại
lễ khánh thành chùa Cát Linh được diễn ra trong hai ngày (26-27/9) với các
chương trình văn nghệ chào mừng; các khóa lễ cầu an; cầu quốc thái dân an, cúng
bố thí chúng sinh nhân dịp trung thu và tiệc cơm chay miễn phí cho bà con phật
tử, du khách nhân dịp khánh thành chùa.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự