Quang
lâm chứng minh có
Chùa
Phổ Quang là một ngôi chùa có mặt rất sớm vào những năm đầu thập kỷ sáu mươi
của thế kỷ XX. Lúc đó nơi đây chỉ là khu rừng hoang vu, lam chướng có tên là
thôn Thành Sơn, dinh Điền Quãng nhưng lại là nơi trú ngụ của những người
dân di cư từ miền Trung vào khai hoang, lập ấp theo chương trình di dân của
chính quyền Sài Gòn.
Vào
năm 1954 trên nền đất chùa là một bệnh xá dã chiến dành cho việc cứu chữa
bệnh cho bà con trong xã. Năm 1959 bệnh xá chuyển đi nơi khác và
cũng vào dịp rằm tháng Bảy, bà con trong xã đã lập một am nhỏ
trên nền đất củ của bệnh xá để thờ phượng những tiền hiền có công khai phá
vùng đất này cũng như hương linh của người đã khuất mà nhất là các bệnh
nhân đã mất khi nằm ở bệnh xá dã chiến trên.
Đầu
tháng Tư năm Tân Sửu (1960), bà con đã quyết định xây dựng một ngôi chùa
tại đây lấy tên là Phổ Quang. Tuy chùa xây dựng tạm bợ, sinh hoạt tín
ngưỡng có lúc thịnh lúc suy và trãi qua bao nhiêu thăng trầm của thời
gian, biến đổi của thời cuộc, chùa không có thầy nhưng với đạo tâm
kiên cố, tinh tấn tu hành nên ngôi già lam Phổ Quang vẫn là nơi để cho bà con
lui tới tu tập và trãi nghiệm tâm linh trong cuộc sống.
Ngôi
chùa hôm nay vẫn đơn sơ nhưng Phật tử duy trì đều đặn các ngày tu học,
thời khoá công phu, đồng thời thường xuyên tu bổ, chăm sóc ngôi chùa với
sự hướng dẫn của các Phật tử trong Ban đại diện chùa và sự quan tâm
theo gõi, giúp đỡ của Ban đại diện huyện hội.
Sau
lời căn dặn của TT. Thích Bửu Chánh – Phó ban Hoằng pháp Trung ương và cũng là
Y chỉ sư của thầy Tâm Định là huấn từ của Thượng tọa Trưởng ban Trị
sự Phật giáo Đắc Lắc đối với Đại đức tân Trụ trì chùa Phổ Quang trong việc xây
dựng Phật pháp tại ngôi chùa mà chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội tỉnh nhà đã tin
tuởng giao phó.
Thượng
toạ Trưởng ban Trị sự nhấn mạnh việc xây dựng Phật Pháp phải trên tinh thần Lục
hoà cộng trụ, đoàn kết gắn bó, giúp đỡ, phối hợp với chính quyền sở tại cũng
như các chùa ở địa phương trong việc hướng dẫn tu học, xây dựng đạo đức,
xây dựng đời sống văn minh, văn hoá cũng như các công tác xã hội cho đồng bào Phật
tử.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự