Thông
bạch nêu rõ "Vua Trần Nhân Tông sau khi lên nắm quyền trị vì đất nước năm
1297, đã hai lần lãnh đạo quân dân Đại Việt bảo vệ thành công sự độc lập, toàn
vẹn Tổ quốc trước sự xâm lược của phong kiến phương Bắc. Sau đó Đức vua Trần
Nhân Tông đã nhường ngôi lại cho con, lên núi Yên Tử tu hành, đắc đạo và nhập
Niết Bàn tháng 11 năm Mậu Thân (1308).
Trong
suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, vua Trần Nhân Tông là một trong
những lãnh tụ thiên tài, anh hùng của dân tộc. Đối với đạo pháp, vua Trần Nhân
Tông là một vị vua duy nhất trên thế giới từ bỏ ngôi vua để đi tu và đắc đạo,
thống nhất được Phật giáo Việt Nam bấy giờ và hình thành tổ chức Giáo hội Trúc
Lâm mang đậm nét Việt Nam. Qua những cống hiến của vua Trần Nhân Tông đối với
dân tộc và đạo pháp, nhân dân, Tăng Ni, Phật tử tôn vinh Ngài là vị Vua Phật
Việt Nam."
Căn
cứ vào Nghị quyết Hội nghị Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt
A.
Đại lễ tưởng niệm:
1.
Tại Văn phòng Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo thiết kế lễ đài tưởng niệm
và treo biểu ngữ:
Đại
lễ tưởng niệm lần thứ 701ngày Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn
03/11/Mậu Thân (1308)– 03/11/Kỷ Sửu (2009)
2.
Tại 02 Văn phòng Trung ương Giáo hội sẽ phối hợp với Thành hội Phật giáo Tp. Hà
Nội, Thành hội Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh tổ chức tại trụ sở Trung ương Giáo
hội.
B.
Chương trình Đại lễ vào lúc 08 giờ ngày mùng 01 tháng 11 âm lịch:
1.
Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình, thành phần tham dự.
2.
Phát biểu khai mạc của Trưởng Ban Trị sự.
3.
Sơ lược Tiểu sử Phật hoàng Trần Nhân Tông.
4.
Lời tưởng niệm của Trung ương Giáo hội và Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh, Thành.
5.
Phát biểu của Cơ quan Nhà nước.
6.
Dâng hương tưởng niệm Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông; một phút tưởng niệm
Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng liệt sĩ, chư Thánh tử vì đạo, chư vị tiền bối
Phật giáo hữu công.
7.
Cảm tạ của Ban Tổ chức.
C.
Thành phần tham dự:
1.
Chư Tôn giáo phẩm thành viên Hội đồng Chứng minh, Ủy viên Hội đồng Trị sự trú
xứ tại địa phương.
2.
Chư Tôn đức tiêu biểu cho các Hệ phái Phật giáo tại địa phương.
3.
Thành viên Ban Trị sự; Ban ngành trực thuộc Tỉnh, Thành hội; Ban Đại diện Phật
giáo quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; chư Tôn đức Tăng Ni trụ trì các
Tự, Viện, Tịnh xá, Tịnh thất; Tăng Ni và Phật tử.
4.
Quý Cơ quan chức năng các cấp từ tỉnh đến địa phương.
5.
Quý vị chức sắc, chức việc tôn giáo bạn; nhân sĩ, học giả, trí thức tại địa
phương.
6.
Cơ quan thông tấn, báo đài.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự