Chứng
minh và tham dự lễ có Hoà thượng Thích Thiện Trí - Uỷ viên HĐTS TWGHPGVN, trưởng
phân ban Phật giáo dân tộc Tây Nguyên, viện chủ Tổ đình Long Bửu thành phố Hồ Chí
Minh, TT Thích Thanh Vân - trưởng Ban trị sự tỉnh hội Phật giáo tỉnh Hải Dương
cùng chư vị Thượng toạ, đại đức Tăng Ni trụ trì các tổ đình, tự viện trong và
ngoài Thành phố Hải Phòng.
Về
phía đại biểu quan khách có sự tham dự của ông Nguyễn Thanh Hưng – Phó giám đốc
sở điện lực TP Hải Phòng, các vị lãnh đạo các phòng ban, ban giám đốc điện lực
huyện Tiên Lãng, các cơ quan ban ngành đoàn thể địa phương cùng đông đảo tín đồ
Phật tử và nhân dân địa phương.
Sau
phần khai mạc, Đại đức Thích Quảng Minh thay mặt môn đồ Pháp quyến cung tuyên
tiểu sử chùa và thân thế sự nghiệp của cố Đại lão hoà thượng thượng Nguyên hạ
Thi.Chùa Thắng Phúc, một ngôi cổ tự được xây dựng từ thời nhà Lý, nơi đây đã
từng là một trong những ngôi Tổ đình lớn của vùng duyên hải Bắc Bộ với một cơ
ngơi đồ sộ gần 60 gian chùa và Tổ đường. Huyện Tiên Lãng trước đây thuộc tỉnh
Hải Dương nên chùa Thắng Phúc là một trong những ngôi chùa có liên quan và gắn
bó mật thiết với Sơn môn chốn Tổ Gia Xuyên - chốn Tổ Dừa ( huyện Tứ Kỳ)
Khoảng
năm 1950 - 1951, huyện Tiên Lãng là một vùng phải hứng chịu nhiều khói lửa của
cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp. Lúc này ngôi chùa sừng sững bên dòng sông
Vân Úc nếu như không tiêu thổ chùa sẽ trở thành điểm tập trung ca nô tàu chiến
của giặc Pháp vào chiếm đóng.
Theo
tiếng gọi của Đảng và Hồ Chủ Tịch, ngôi chùa đã được tiêu thổ hoàn toàn. Tượng
Phật và chuông Đồng được hiến cho nhà nước để đúc đạn dược vũ khí phục vụ kháng
chiến. Tổ sư Tâm Cẩn lúc này cũng đã động viên các đệ tử của mình tạm giác cà
sa khoác chiến bào, tham gia Phật giáo Tăng già cứu quốc. Chính tại mảnh đất
này đã sản sinh ra 5 vị sư được nhà nước công nhận Liệt sỹ cùng nhiều các vị tu
sỹ sức khoẻ yếu ở lại nuôi giấu cán bộ phục vụ cách mạng.
Từ
bấy đến nay, ngôi chùa Thắng Phúc không còn nữa, cố Đại lão Hoà thượng Thích
Nguyên Thi - một trong 4 đệ tử xuất sắc của Tổ sư Tâm Cẩn ( Hòa thượng
cũng đã được Tổ Tâm Cẩn cho về theo học và thụ giới tại chốn tổ chùa
Dừa) khi đó đã phải đi trụ trì tại ngôi chùa khác trong vùng. Tại nơi trụ
xứ mới, Hoà thượng cũng đã hết lòng hướng về cách mạng, tổ chức đào hầm bí mật,
nuôi giấu cán bộ và tham gia nhiều hoạt động phục vụ cách mạng.
Đất
nước thanh bình, dân làng Mỹ Lộc đã cung thỉnh Hoà thượng về phục dựng lại chốn
cũ chùa xưa. Nhưng khi Hoà thượng về đến thì chùa xưa cảnh cũ còn đâu nữa. Lúc
này trong làng có 2 ngôi miếu thờ Nguyên Phi Ỷ Lan và thân quyến nhà Lý. Hoà
thượng đã Cải từ vi tự một ngôi miếu làm chùa thờ Phật và nuôi dạy đệ tử, hướng
dẫn nhân dân sống tốt đời đẹp đạo. Trong tâm của Hoà thượng lúc nào cũng đau
đáu không nguôi mong muốn xây dựng lại ngôi chùa trên chính nền đất xưa.
Thế
nhưng tâm nguyện của người chưa thực hiện được thì theo quy luật vô thường, Hoà
thượng đã xả báo Tây quy để lại lời dặn đệ tử của mình - Đại đức Thích Quảng
Minh là cố gắng thực hiện tâm nguyện của Người.
Mãi
sau 10 năm khi người viên tịch, chùa mới được phép của các cấp có thẩm quyền
cho phép xây dựng lại với khuôn viên trên 5ha. Khi đó Đại đức Thích Quảng Minh
lại phải lao tâm để hàng ngày hút cát chở đất về lấp đầy bờ sông bãi sú ròng rã
gần 1 năm. Được sự ủng hộ của các nhà hảo tâm đặc biệt là sự nhiệt tâm của gia
đình Đại thí chủ - Bà Trần Thị Thành, việc phúc của chùa cũng đã dần được hình
thành…với Ngôi tam bảo đang trong quá trình hoàn thiện và các hạng mục khác…
Nhân dịp lễ huý nhật cố Đại lão Hoà thượng, nhằm lấy công đức hồi hướng Tôn sư, Đại đức Thích Quảng Minh long trọng tổ chức lễ động thổ xây dựng ngôi Tổ đường và la hán đường tổng cộng là 52 gian. Khi hoàn thành khuôn viên chùa sẽ có kiến trúc nội công ngoại quốc. Cũng trong ngày hôm nay, được sự quan tâm công đức của Sở điện lực Thành phố Hải Phòng cung tiến một trạm điện phục vụ cho công tác xây dựng và lâu dài phục vụ cho công trình văn hoá tín ngưỡng này.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự