Từ
2008 đến nay, đã có 3 lần tổ chức kỳ siêu cho các anh linh chiến sĩ tại đảo Phú
Quốc.
Phú
Quốc là một hải đảo cách Kiên Giang 120km, cách Hà Tiên 45km; gồm có 99
ngọn đồi và núi; diện tích 593 km2; có 2 thị trấn; 4 xã phía Nam và 4 xã
phía Bắc của đảo. Dân cư trên dưới 100 ngàn, phần lớn sống bằng nghề biển và
trồng tiêu.
Đảo
thành lập được 300 năm, nhưng trước đó cũng đã có cư dân từ đất liền ra
đây lập nghiệp, khi Mạc Cửu khai khẩn vùng Hà Tiên; Tuy nằm giữa biển nhưng vẫn
có nước ngọt quanh năm. Núi và đồi còn giữ được màu xanh của cây mà phần
lớn núi đồi đất liền đều bị khai hoang một cách thảm hại. Từ Nam ra Bắc,
có những ngọn núi chỉ còn trơ đá và đất, thì nơi đây, từ trên không nhìn xuống,
giữa màu xanh của biển, bềnh bồng một khối thảm xanh đậm đặc phủ kín cả mặt
đảo. Cây vườn của cư dân tranh đua phát triển với những thân cây rừng to
cao. Nhờ rừng núi xanh rậm mà đã từng có những cuộc ẩn náu của tù nhân chính
trị chờ đợi tìm cách vượt biển, cũng có những cuộc vượt ngục thành công.
Do
vị thế cách xa đất liền, cũng như Côn Đảo, Phú Quốc được chọn làm nơi xây dựng
trại tù giam giữ tội phạm chính trị vào năm 1968, viên cai ngục nhà lao Cây Dừa
lúc bấy giờ là ông Bảy Nhu, năm nay 83 tuổi, vẫn còn gắn bó với hòn đảo mà ông
từng gieo nhiều ân oán! Không riêng gì cai ngục Bảy Nhu, hầu như tạo hóa sinh
ra những ai làm cai ngục đều có phẩm chất ngưu đầu mã diện để trừng phạt tội
nhân.
Những
năm gần đây, cư dân phát triển sung túc nhờ ngành du lịch phát triển. Sân bay
cũng mở rộng, một số đường chính được trán nhựa; hai bên đường hàng quán sát
nhau. Riêng xe taxi du lịch cũng trên 650 chiếc, chưa kể xe của công ty, doanh
nghiệp, không có xe của người dân kinh doanh mà xe của cán bộ ngành giao thông
hoặc công an đầu tư vơi tính cách cá nhân.
Đảo
nẳm chênh vênh giữa mênh mông trời nước, nắng thì rát da, gió thì lồng lộng, và
mưa đi kèm với lốc hoặc bảo thì núi đồi đó vẫn không đủ sức che chắn cho dân.
Những ngày qua mưa lớn và dai đã để lại cho đảo những con đường lầy lội, trời u
mây ám thì đảo là vùng mang lắm tâm trạng hoài hương. Ngư phủ không ra biển
được, nông dân ngồi trong chòi đếm từng hạt mưa bay trên lá để chìm trong nổi
mông manh hiu quạnh! Người dân đã thế thì những mãnh đời tù tội vì lý tưởng của
những chiến sĩ hy sinh, hẳn cũng trầm uất, chìm sâu trong bốn vách ngục lạnh
lẻo cô đơn. Cho dù bất cứ thể chế nào, làm thân tù tội là điều bất hạnh, đau buồn!
và bất hạnh hơn khi gặp phải cực hình đày đọa.
Trong
hai cuộc cầu siêu trước đây, Phan Thị Bích Hằng, nhà ngoại cảm nổi tiếng, đã
tìm được hàng trăm liệt sĩ chôn chung một hố. Tổng cộng đã tìm ra 1.300
hài cốt. giờ đây, Kiên Giang phát hiện thêm hơn 300 nữa Trong số đồi tại Phú
Quốc, có đồi 100 và đồi 37 được phát hiện nhiều hài cốt
nhất.
Vì
thế, địa phương đã thỉnh cầu Giáo Hội tổ chức cầu siêu và cải táng các
liệt sĩ vô danh.
Hơn
30 năm nước nhà thống nhất, sau đại đàn chẩn tế của Làng Mai cho ba miền, và
hàng loạt nhà ngoại cảm phát hiện mộ liệt sĩ, đã đánh động ý thức của các cầp
lãnh đạo về sự hiện hữu những vong linh vô thừa nhận. Họ sống trong tăm tối cô
đơn cho dù họ hy sinh tất cả cho đại sự. Mọi người sống đã không lắng nghe
nguyện vọng của họ, không ai đoái hoài nghĩ đến họ, họ không diễn đạt cho người
sống hiểu điều họ muốn, vì thế uất khí luôn phủ trùm không gian cuộc sống. Sự
hy sinh mang theo nổi căm hờn thì hồn vất vưởng của họ cũng uất ức, đất nước
luôn gặp điều không may.
Một
khi làm ma thì không còn phân biệt thân thù, địch và ta, chính và tà mà chỉ còn
những oan hồn đau khổ thê lương như nhau. Người sống giải quyết theo biên kiến
thì không giải quyết tận nguồn cội của sự đen tối cho dân tộc; tình thương
không nên phân biệt bạn và thù.
Giáo
hội ủy thác cho chùa Vĩnh Nghiêm tổ chức từ A tới Z, thầy Thanh Phong đã được
các mạnh thường quân yểm trợ, cũng như những Phật sự trước, Ngân Hàng
Thương Mại Cổ Phần Sài gòn cùng Công Ty TNHH DV&VT Phương Trang đã tài trợ
cho cuộc lễ này, cách đây không lâu, Vĩnh Nghiêm cũng đảm trách chẩn tế
cho đại lộ kinh hoàng ở Quảng Trị và ở Côn Đảo.
Trên
200 tu sĩ phía Nam tham dự. Ban kinh sư của chùa Vĩnh Nghiêm đảm trách.Mọi chi
phí lễ và vận chuyển đều do Vĩnh Nghiêm đài thọ.
Theo
chương trình chính thức vào ngày 25/7/09, có sự chứng minh của Hòa Thượng
Trưởng Lão, Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ và Đại diện Giáo Hội trung ương. Ban TRị
Sự Phật Giáo Tỉnh Kiên Giang; Ban Quản Trị Tổ Đình Vĩnh Nghiêm;Tỉnh Ủy,HĐND và
UBND tỉnh Kiên Giang; Ngân Hàng TMCP Sài Gòn; Công Ty TNHH DL & VT Phương
Trang cùng tham dự.
Ngày
25/7 cũng là ngày giỗ đầu tiên cho các anh linh chiến sĩ. Sau lễ kỳ siêu, ngày
26 là lễ truy điệu, cải táng các hài cốt liệt sĩ.
Suốt
ngày 24/7, chư Tăng Vĩnh Nghiêm và BTS Kiên Giang đã hoàn tất những nghi
lễ như: tiếp linh, triệu linh, rước linh và đại đàn chẩn tế.
Trời
về đêm trong vắt,trăng lưỡi liềm treo lơ lửng trên không giữa biển sóng
reo. mà những ngày trước mưa gió bảo bùng. Bà phó chủ tịch nước Nguyễn thị Doan
cùng cán bộ, tháp tùng chư Tăng, tay hoa tay nến vòng quanh đài liệt sĩ dâng
đến từng mộ để an ủi hồn liệt sĩ; Nếu thế giới cỏi âm vẫn còn tính tị hiềm như
dương thế thì những anh linh chưa được phát hiện hài cốt hoặc những người cầm
súng chiến tuyến bên kia, cùng bắt tay nhau sống chung hòa bình nơi âm giới,
cũng mũi lòng như những người tù mồ côi không ai thăm viếng!
Đồng
bào hơn trăm người kéo nhau về tham dự. Các cựu chiến binh, cựu tù nhân Phú
Quốc, thân nhân liệt sĩ và cán bộ, bộ đội đương chức cũng lũ lượt về góp mặt.
Đã hơn 20 giờ, mọi người đang xôn xao trước lễ đài thì nhà ngoại cảm Phan
Thị Bích Hằng vẫn còn lặn lội trên núi để tiếp tục tìm mộ, mà địa phương cho
biết, nơi đây, trên 4.000 tù nhân chiến sĩ đã vong thân. Số tù nhân bị chôn tập
thể một cách vội vàn vì sợ hội Bảo vệ nhân quyền phát hiện.
Phú
Quốc cũng cố ngoi mình chứng tỏ một sức sống giữa trời đêm bao vây
bởi biển. Chợ đêm Dinh Cậu là những hàng quán mọc hai bên đường Võ Thị Sáu,
không đến 200m, phân nửa là quán ăn, quán nhậu. Một vài người nước ngoài
ngồi quán cóc nhâm nhi hải sản; những quày bày bán vật lưu niệm bằng vỏ
sò vỏ ốc, đông những người xem hơn người mua; Đặc biệt chợ chỉ nhóm từ 18 giờ
về đêm. Một quày bán chay duy nhất là Âu Lạc, ít ai ghé mắt.
Phía
sau hai dãy phố là những căn nhà nghèo nàn xơ xác, rải rác ẩn mình trong các
cây cao bóng mát. Phú Quốc còn được gọi là Đảo Ngọc, trên máy bay nhìn
xuống, màu xanh biển cả và màu xanh rừng núi tương hợp hài hòa như viên ngọc
bích. Đáng ra, với dáng vẻ kiều diễm của đảo, Phú Quốc phải là một địa điểm thu
hút mạnh và phát triển mạnh về ngành du lịch. Singapore không lớn hơn Phú Quốc
bao nhiêu, thế mà nó trở thành một đảo quốc nổi tiếng quốc tế và thịnh vượng
kinh tế. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia thuộc địa, nhưng Hồng Kông,
Siangapore không là những nấm mồ mai táng vĩ đại như Côn đảo và Phú Quốc. Các
đế quốc đã biết tận dụng những thuộc địa đó để phát triển kinh thương, trái
lại, Việt Nam trở thành bãi chiến trường sát phát đồng loại.
Chúng
ta hy vọng, một ngày không xa, Phú Quốc sẽ không còn là Huyện mà sẽ là Thành
phố xứng đáng với nét đẹp và tiềm năng của nó.Chiến tranh đã lui về quá khứ,
hận thù mờ nhạt với biển khơi, nhà nước hãy giúp nhân dân hải đảo vươn lên để
cùng đất liền tương xứng một quốc gia trên đà hội nhập.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự