Tham
dự và chứng minh buổi lễ có HT Thích Thanh Bích – Thành viên HĐCM TW GHPGVN,
chứng minh Thành hội Phật giáo Hà Nội; HT Thích Thanh Tứ - Phó chủ tịch HĐTS TW
GHPGVN, chư Thượng toạ Phó chủ tịch HĐTS TW GHPGVN – TT Thích Thanh
Nhiễu, TT Thích Quảng Tùng- Trưởng ban từ thiện TW; TT Thích Gia Quang- Phó
tổng thư ký HĐTS TW GHPGVN, Chánh văn phòng I TW, cùng chư tôn đức Tăng Ni BTS
TW GHPGVN, BTS các tỉnh thành hội Phật giáo phía Bắc. Toàn thể môn đồ pháp
quyến, hàng trăm tín đồ Phật tử thập phương các tỉnh Thành cùng về tham dự.
Sau
nghi lễ niệm Phật cầu gia hộ, TT Thích Gia Quang thay mặt TW GHPGVN đọc
tiểu sử cố đại lão HT Thích Thanh Hải:
Cố
đại lão HT Thích Thanh Hải- Thành viên HĐCM TW GHPGVN, Chứng minh BTS Thành hội
Phật giáo TP HCM, Chứng minh BĐD PG Quận 10. Quận 5, Quận Bình Tân, Trưởng Môn
phái Tổ đình Vĩnh Nghiêm TP HVM, Viện chủ: Chùa Trấn Quốc, chùa Giác Tâm, chùa
Giác Hải – TP HCM.
I Thân
thế: Hòa thượng Thích thượng Giác hạ Hải, tự Thanh Thuần, đạo hiệu Tâm Quán,
thế danh Phạm Văn Kiểm, sinh năm Đinh Mão (1927) tại làng Nguyên Hanh, Huyện
Thường Tín, Tỉnh Hà Đông (nay là Quận Thường Tín, ngoại thành Hà Nội).
Thân
phụ là cụ ông Phạm Văn Hách, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Ruyền.
Hòa
thượng là con út trong gia đình có hai anh em trai.
II.
Xuất gia tu học: Hòa thượng sinh ra trong gia đình nhiều đời tín Phật. Được sự
dạy dỗ và hướng dẫn của song thân thời thơ ấu, cộng với căn lành Phật pháp được
gieo trồng từ nhiều kiếp, lên 9 tuổi, Hòa thượng quy y với Sư cụ Thích Thanh
Giá (người mà Hòa thượng gọi bằng chú) tại chùa Phú Đôi, thôn Phú Đôi, Hà Đông.
Sau đó, Hòa thượng được giới thiệu đến chùa Trấn Quốc, xuất gia cầu pháp với
Nghiệp sư là Sư tổ Thích Tâm Lợi (Sư tổ đời thứ 11), vì còn là Khu ô nên Tổ
Thích Tâm Lợi đã cho y chỉ vào Hòa thượng Thích Thanh Tỉnh (Sư tổ đời thứ 12)
để nhận ân giáo dưỡng và tu học.
Năm
16 tuổi, Hòa thượng thụ Sa di giới.
Năm
20 tuổi Hòa thượng thụ Tỳ kheo giới, từ đó được gần gũi, theo học với các bậc
thạc đức tùng lâm thời bấy giờ, cũng như với các bậc cao tăng dòng Tào Động Tổ
đình Trấn Quốc.
III.
Hoằng pháp: Năm 1951, cơ duyên hoằng pháp đầy đủ, Hòa thượng nhận mệnh chư Tổ,
chọn phương
Năm
1957, Hòa thượng sáng lập chùa Giác Hải và nghĩa trang Giác Tâm
Năm
1963, trong lúc Phật giáo gặp Pháp nạn, nhưng Hòa thượng không hề nản chí mà
tiếp tục cùng đạo tràng tứ chúng gây dựng chùa Trấn Quốc để đẩy mạnh phong trào
Phật giáo ở miền Nam, đồng thời tưởng nhớ về chốn Tổ ở miền Bắc.
Năm
1965, Hòa thượng thành lập Ban Tương tế Phật tử chi Vĩnh Nghiêm – Trấn Quốc,
đồng thời đảm nhiệm chức vụ Trưởng Ban Nghi lễ Tổ đình Vĩnh Nghiêm. Những năm
sau đó, Hòa thượng làm Chứng minh Đạo sư Môn phái Tổ đình Vĩnh Nghiêm.
Năm
2000, Hòa thượng được Chư tôn Đức Tăng Ni trong Môn phái Tổ đình Vĩnh Nghiêm
suy cử đảm nhiệm chức vụ Trưởng Môn phái Tổ đình Vĩnh Nghiêm. Trong cương vị
này, Hòa thượng rất coi trọng việc bảo vệ và giữ gìn tông phong của Môn phái Tổ
đình Vĩnh Nghiêm.
Năm
2002, tại Đại hội Phật giáo Nhiệm kỳ V, Hòa thượng được suy tôn làm Thành viên
Hội đồng Chứng minh Trung ương GHPGVN.
IV.
Những năm cuối đời:Với tư tưởng Đạo pháp và Dân tộc, Hòa thượng đã quyết tâm
xây dựng chùa Giác Hải tại Bình Hưng Hòa thành ngôi Việt Nam Quốc Tổ Tự, nhằm
xiển dương giáo lý nhà Phật và nêu bật tinh thần của chư vị anh hùng có công
khai mở non sông đất nước. Chính tư tưởng này đã giúp ngài trụ vững trên mảnh
đất miền
Hòa
thượng được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Huy chương
vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân và nhiều bằng khen, bằng tuyên dương công
đức trong các lĩnh vực từ thiện xã hội.
Hòa
thượng là người cương trực, thẳng thắn và công tâm trong mọi việc của Môn phái
Tổ đình Vĩnh Nghiêm. Và trong độ chúng, Hòa thượng là người nhiều lòng từ bi
thương xót, bất cứ ai còn chí xuất gia, mong muốn tu học thì Hòa thượng cũng
đều bao dung che chở. Mặc dù tuổi cao sức yếu nhưng nếu ai có chí lập thân
danh, Hòa thượng cũng sẵn sàng giúp đỡ để chúng đệ tử ra ngoài hoằng pháp.
Chính vì vậy, chúng tử chúng tôn của Hòa thượng ngày một thêm đông và giữ cương
vị trụ trì ở nhiều nơi.
Hòa
thượng còn được tứ chúng biết đến với tư cách của một người hiếu tử. Khi Tổ vào
Nam, mặc dù có nhiều đệ tử, nhưng Hòa thượng vẫn đích thân hàng ngày hầu hạ Tổ
từ những việc nhỏ nhất, và khi Tổ viên tịch, Hòa thượng là người đứng ra lo chu
toàn tốt đẹp mọi sự lễ nghi.
V.
Thuận thế vô thường: Mặc dù tâm nguyện xây dựng công trình quy mô, hoành tráng
ngôi Việt Nam Quốc Tổ Tự chưa thành như ý nguyện, nhưng tất cả những tâm huyết
trong suốt thời gian còn lại Hòa thượng đều dành cho ngôi chùa này và kỳ vọng chúng
tử chúng tôn sẽ hoàn thành ý nguyện đó. Ý tưởng và hoài bão mà Hòa thượng đã
ghi nhớ mang theo qua lời dặn của chư Tổ trong suốt quá trình hoằng hóa ở
phương
Hòa thượng luôn nỗ lực đi theo con đường của chư Bồ tát là lấy lợi sinh làm bản hoài. Tinh thần ấy Hòa thượng đã giữ vững cho đến ngày lâm trọng bệnh và viên tịch vào lúc 17 giờ 30 phút ngày 17 tháng 2 năm Kỷ Sửu (13/3/2009). Hòa thượng trụ thế: 83 năm, hạ lạp: 62 mùa an cư kiết hạ.
Nguồn tin: theo thientam.vn
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự