Xét từ điều kiện tự nhiên, Nhật Bản hoàn toàn không phải là một quốc gia đáng sống. Như mọi người đã biết, ở Nhật liên tục xảy ra thiên tai. Diện tích lục địa chỉ chiếm 0,25% diện tích thế giới, số lượng núi lửa hoạt động thì lại chiếm 7% thế giới, động đất cấp 6 trở lên chiếm 20,7% thế giới. Những thiên tai như sóng thần, bão, bão tuyết, lũ lụt, lở đất v.v… cũng thường xuyên xảy ra. Đồng thời, tài nguyên khoáng sán của Nhật rất khan hiếm, sản lượng khoáng thạch các loại trung bình vào khoảng 0 hoặc gần 0.
Với điều kiện tự nhiên như vậy, vì sao người Nhật lại có thể sống thọ hàng đầu thế giới?
Dù thiên tai xảy ra liên tục, nhưng số người thiệt mạng do thiên tai gây ra ở Nhật lại không nhiều, đó là nhờ vào biện pháp và việc giáo dục phòng chống thiên tai hoàn thiện của quốc gia này.
Để phòng động đất, mỗi ngôi trường ở Nhật đều có một khóa học phòng động đất, mỗi nhà đều có “túi phòng động đất”, mỗi khu đều được xây dựng nơi lánh nạn. Ngoài ra, Nhật Bản đã cho xây dựng cơ chế dự báo kịp thời hiệu quả cao, thiết kế các tòa nhà có cơ chế chống động đất… Điều này biến Nhật Bản từ “quốc gia động đất” thành “quốc gia giảm thiểu thiên tai”.
Nguồn dự trữ tài nguyên phong phú
Tuy lãnh thổ Nhật Bản thiếu thốn tài nguyên, nhưng dựa vào thực lực kinh tế mạnh mẽ, Nhật Bản đã dự trữ được nguồn tài nguyên phong phú.
– Dầu mỏ: Nhật Bản đứng đầu thế giới về “Quốc gia dự trữ dầu mỏ”, nếu như việc nhập khẩu dầu mỏ của Nhật Bản bị gián đoạn thì lượng dầu này có thể duy trì được 169 ngày.
– Năng lượng hạt nhân: Nhật Bản có 55 trạm điện hoạt nhân, chỉ đứng sau Mỹ và Pháp. Theo tính toán của chuyên gia hạt nhân Mỹ, hiện nay Nhật Bản đã trở thành quốc gia có lượng plutonium ở mức độ lớn nhất thế giới, lượng dự trữ đã vượt qua con số 100 tấn trong kho vũ khí hạt nhân của Mỹ.
– Đất hiếm: Trong hơn 10 năm qua, Nhật Bản đã mua lại một số lượng lớn đất hiếm chất lượng cao của Trung Quốc với giá rẻ, chiếm vị trí dự trữ hàng đầu thế giới, đủ để dùng mấy chục năm.
– Quặng sắt: Tập đoàn tài chính Nhật Bản dẫn đầu doanh nghiệp quặng sắt thế giới, trong 24 mỏ quặng sắt chính ở Úc, doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào 8 mỏ, có cổ phần trong 16 mỏ.
– Đất đai: Tổ chức phi chính phủ GRAIN công bố một bản báo cáo cho biết, hiện nay Nhật Bản đã sở hữu số lượng đất nông nghiệp ở nước ngoài gấp 3 lần trong nước.
Bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước, Nhật Bản trở thành một trong những nền kinh tế thuộc top hàng đầu thế giới. GDP và thu nhập bình quân đầu người gấp khoảng 4 lần Trung Quốc.
Thế lực kinh tế vững mạnh, mức sống cao, người Nhật có điều kiện và khả năng để chăm sóc sức khỏe tốt.
Ngoài ra, các công ty Nhật Bản thực hiện chế độ “làm việc suốt đời”, số năm làm việc càng lớn, phúc lợi càng tốt, lương bổng càng cao, điều này cũng góp phần vào việc sống thọ của người Nhật.
Trình độ y học của Nhật đứng hàng đầu thế giới.
Trong danh sách 50 doanh nghiệp dược phẩm mạnh nhất thế giới do “Pharma Exec” của Mỹ công bố vào năm 2015, công ty của Nhật chiếm vị trí thứ 9. Trong lĩnh vực chữa trị từ xa, robot chữa bệnh, ngành kỹ thuật y học hình ảnh v.v…, Nhật Bản cũng có trình độ hàng đầu thế giới.
Năm 2016, nhà khoa học Yoshinori Ohsumi của Nhật đã được nhận giải thưởng Nobel Y học, đây là lần thứ tư Nhật Bản được nhận giải Nobel về lĩnh vực này, điều này đã cho thấy rõ trình độ tiên tiến của Nhật Bản trong lĩnh vực nghiên cứu y khoa.
Nhà khoa học Yoshinori Ohsumi của Nhật được nhận giải thưởng Nobel Y học 2016. (Ảnh: Internet)
An toàn thực phẩm ở Nhật Bản nổi tiếng là rất nghiêm ngặt, có kỳ hạn bảo quản ngắn nhất trên thế giới.
Về thời hạn bảo quản thực phẩm của Nhật, ngoài “thời hạn có hiệu lực” (tức thời hạn bảo đảm chất lượng) thì còn có “thời hạn mùi vị”, có nghĩa là trước ngày hạn này, thực phẩm có mùi vị ngon nhất.
Thực phẩm trong siêu thị của Nhật sẽ phải dỡ xuống hoặc trả hàng hay bỏ đi nếu đã qua 2/3 “thời hạn mùi vị”. Do đó, số lượng thực phẩm bị bỏ đi mỗi năm lên đến 3 triệu tấn.
Đối với vấn đề an toàn thực phẩm, người Nhật không hề khoan nhượng. Năm 2013, chuỗi cửa hàng pizza PIZZA-LA xuất hiện mùi hôi, vài em học sinh nữ trốn ở lại sau khi cửa hàng đóng cửa để chụp ảnh tủ lạnh của cửa hàng. Tuy chủ doanh nghiệp đã xin lỗi ngay lập tức, trực tiếp đóng cửa cửa hàng đó, nhưng 3 năm sau vẫn bị phá sản vì chuyện này.
Chế độ phúc lợi xã hội của Nhật vô cùng hoàn thiện, chế độ y tế lại càng được Tổ chức y tế thế giới xếp hàng đầu.
Nhật Bản thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, những người dân sống ở Nhật (bao gồm cả người nước ngoài) đều có thể được hưởng bảo hiểm sức khỏe, khi khám bệnh, mỗi cá nhân chỉ phải chịu 30% chi phí y tế.
Về vấn đề phục vụ dưỡng lão, Nhật Bản đã xây dựng hệ thống phục vụ dưỡng lão hoàn thiện và được tạp chí Newsweek của Mỹ bình chọn là quốc gia dưỡng lão tốt nhất thế giới.
Lối sống lành mạnh
Từ cá nhân đến cả xã hội, Nhật Bản đã hình thành một cách sống rất khắt khe.
Về ăn uống chủ yếu là rau củ quả và cá, món chính, món phụ, trái cây, món tráng miệng… đều đa dạng chủng loại, định lượng, được nghiên cứu rất kỹ, ít dầu – ít muối – ít đường, vừa không ăn quá nhiều, vừa cân bằng dinh dưỡng.
Về môi trường công cộng, Nhật bản thực hiện chế độ phân loại rác nghiêm ngặt cộng thêm thói quen thích sạch sẽ và sự tự giác nghiêm túc của người Nhật đã tạo nên một quốc gia sạch sẽ nhất thế giới này.
Đằng sau con số 83,7 này là thực lực kinh tế mạnh mẽ, trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến, chính sách công cộng hoàn thiện, thói quen sống khỏe mạnh, tố chất cao của người dân Nhật Bản…
Như vậy, bí quyết sống thọ lớn nhất của người Nhật chính là: “Biến một nơi không đáng sống thành một nơi đáng sống”.
Nguồn tin: Trithucvn.net
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự