Châu Vân Sơn ( thuộc tỉnh Vân Nam), là vùng duy nhất trồng tam thất của thế giới, cung cấp sản phẩm tam thất cho toàn lục địa Trung Quốc và thế giới. 99,9% tam thất bán ở Việt Nam có nguồn gốc từ châu Vân Sơn. Việt Nam cũng đã trồng tam thất từ những năm 1970, nhưng hiện sản lượng vẫn rất thấp.
Tại thành phố Văn Sơn (thủ phủ châu Vân Sơn, cách biên giới Hà Giang 140km), có một khu chợ tam thất khổng lồ, rộng cả trăm héc-ta, đi bộ cả ngày không hết. Tam thất sau khi được chế biến thành khô, thì được đưa về khu chợ này phân loại. Vụ mùa thu hoạch cuối năm, sáng sớm, hàng trăm xe contaier đỗ ở cổng chợ, đóng gói tam thất, chở đi khắp Trung Quốc và xuất đi khắp thế giới.
Điều ngạc nhiên, là tại đây, những công ty lớn, cửa hàng uy tín, bán tam thất với giá không hề rẻ, đến 4-5 triệu/kg loại tốt. Theo tiến sĩ Nguyễn Lương, chuyên gia dược liệu Trung Quốc, thì tam thất là vị thuốc quý, gọi là Kim bất hoán, tức vàng không đổi. Nó là panax, thuộc dòng sâm quý là dược liệu đầu bảng (sâm - nhung - quế - phụ). Tam thất vùng Vân Sơn cho chất lượng cao nhất, vì thổ nhưỡng và khí hậu rất hợp. Gốc tích của nó ở đây, được thuần hóa từ 400 năm trước, nên tất nhiên trồng ở Vân Sơn sẽ là tốt nhất.
Điều đặc biệt, là những củ tam thất già nhất, tốt nhất, lại có rất ít ở chợ tam thất Văn Sơn, bởi ngay khi về chợ, nó đã được các công ty lớn thu mua chở đi các thành phố lớn.
Thăm các tập đoàn sản xuất dược liệu lớn ở các thành phố như Quảng Châu (Quảng Đông), Tô Châu (Giang Tô), Hàng Châu (Chiết Giang), Tuyền Châu (Phúc Kiến), Bạc Châu (An Huy), thì đều thấy tam thất được coi trọng, như vị thuốc bồi bổ, sánh với nhân sâm thượng hạng. Tuy nhiên, giá lại không hề rẻ. Tại hệ thống cửa hàng của Đồng Nhân Đường, đề giá 4 tệ/gr, tức là khoảng 13,5 triệu đồng/kg. Đây là loại chất lượng cao, hàng thửa, an tâm khi sử dụng. Chúng đều có nguồn gốc từ Vân Nam.
Ở các cửa hàng bán lẻ khắp các chợ, siêu thị trong nội địa Trung Quốc, không có thương hiệu, thì họ cũng bán giá tầm 5-7 triệu Việt Nam đồng cho một kg tam thất Bắc.
Thế nhưng, có một điều khó hiểu, là giá tam thất bắc ở Việt Nam lại rẻ hơn rất nhiều so với ở Trung Quốc, nơi trồng và sản xuất ra nó..
Tại Việt Nam, có thể dễ dàng mua được tam thất với giá 1-2-3 triệu đồng/kg, thậm chí ở chợ buôn dược liệu Trung Quốc như Ninh Hiệp có thể mua được tam thất với giá 600 - 700 ngàn đồng/kg, rẻ không tưởng tượng nổi. Những mặt hàng thông thường như quần áo Trung Quốc, nhập về Việt Nam giá đắt lên gấp vài lần, trong khi tam thất lại rẻ đi rất nhiều, thì thực sự không tin nổi.
Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy rằng, tam thất Trung Quốc nhập về Việt Nam hầu hết là hàng loại, chất lượng không cao, không được người Trung Quốc sử dụng. Quá trình tìm hiểu, có thể đặt nghi vấn, tam thất kém chất lượng tuồn sang Việt Nam đã bị chiết hết chất, chỉ còn là cái xác, thậm chí là rác dược liệu tẩm hóa chất.
Tìm hiểu từ các nguồn tin tại châu Vân Sơn, và các chuyên gia sản xuất dược liệu, thì đã giải mã được câu hỏi vì sao tam thất Trung Quốc bán tràn lan không rõ nguồn gốc lại rất rẻ, thậm chí về Việt Nam còn rẻ hơn.
Củ tam thất trồng kích thích, lớn nhanh, chưa đủ tuổi, ngậm nhiều nước, là hàng loại, được đưa vào nhà máy và ngắt rễ, thân, chỉ để lại củ. Phần thân mọc đốt của nó rất quý, nên đã bị lấy mất đem chế biến dược liệu cao cấp. Phần củ được hấp, đồ chín, sau đó sấy lạnh ở tốc độ cao, làm củ cứng đanh lại, nước trong củ tam thất được chuyển hóa thành tinh thể rắn, nên củ tam thất không hao. Với cách làm này, chỉ cần 1,5kg tam thất tươi, đã cho ra 1kg tam thất khô.
Theo lời đồn, không chừng, sẽ có hóa chất được thấm vào trong củ, để đảm bảo phần ruột không khô quắt, nhưng lại không bị thối. Trước đây, người ta vẫn thường dùng bột chì quệt vào củ tam thất để đẹp mã và bảo quản tốt hơn.
Điều dễ nhận thấy, là những củ tam thất khô Trung Quốc có thể bày bán cả năm, không cần đóng túi, che đậy, cũng không hề hút ẩm, không bị nấm mốc. Thậm chí, vứt lay lắt trong nhà cũng không hỏng. Trong khi, các loại dược liệu thông thường, nếu không bảo quản tốt, thì nấm mốc ngay.
Những ngày tìm hiểu tam thất ở chợ Văn Sơn, chúng tôi thấy họ đưa hàng tấn củ tam thất đã sấy khô vào máy để rửa, lọc bỏ bụi đất, mà nước không hề thấm được vào củ tam thất. Rửa xong, những củ loại, không đạt chất lượng, sẽ bị đẩy về các khu chợ rác dược liệu, tuồn về tỉnh lẻ cho người nghèo và Việt Nam. Có một số lời đồn, trước khi về Việt Nam, họ đã chiết lấy một phần chất, rồi tẩm hóa chất hương liệu sấy tiếp để ra sản phẩm giá rẻ.
Công ty Cổ phần Dược thảo Fansipan, đã lựa chọn những củ tam thất lớn nhất, trong các vườn giống, có tuổi 7 năm, trồng ở biên giới Việt Nam, tiêu chuẩn chất lượng cao hơn tam thất bán ở Đồng Nhân Đường, với giá rất đắt, để cho ra sản phẩm Tam thất Việt Nam.
Quá trình phơi sấy thủ công, thấy rằng, phải mất 4,5-5kg tam thất tươi, mới cho ra 1kg tam thất khô. Tỷ lệ hao như vậy cũng phù hợp với một số loại sâm, như sâm Ngọc Linh. Tất nhiên, giá sẽ không rẻ như tam thất Trung Quốc và rẻ hơn nhiều so với tam thất của Đồng Nhân Đường.
Tam thất là một loại sâm quý nhất. Nó còn có tên Kim bất hoán, tức vàng không đổi. Tam thất có vị ngọt, hơi đắng, tính ôn, vào 2 kinh can và vị. Ngoài ra tam thất còn là một vị thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe.
Sau đây là một số tác dụng chính của củ tam thất:
- Bảo vệ tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp tim.
- Tác dụng cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng.
- Tăng cường miễn dịch cho cơ thể, tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị ung thư.
- Kích thích hoạt động tình dục mạnh mẽ.
- Điều trị đau bụng trước kỳ kinh, băng huyết.
- Hỗ trợ điều trị bệnh bạch cầu cấp và mạn tính.
- Tác dụng bổ máu, điều trị chứng thiếu máu, xanh xao.
- Tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe (rất tốt cho người mới ốm dậy, sức khỏe yếu).
Nguồn tin: VTC News
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự