Hà Nội: Phố cổ mù mịt hóa vàng mã trong ngày cúng "cô hồn"

Thứ ba - 05/09/2017 21:11
Theo tín ngưỡng dân gian, dịp Rằm tháng 7, các gia đình thường chuẩn bị nhiều đồ đạc vàng mã, quần áo giấy đốt trong ngày "xá tội vong nhân".
Hà Nội: Phố cổ mù mịt hóa vàng mã trong ngày cúng "cô hồn"

Dân gian quan niệm tháng 7 âm lịch là tháng "phá ngục; mở cửa mả" nơi cõi âm. Trong đó, đặc biệt vào đúng ngày Rằm tháng 7 là ngày "xá tội vong nhân" người dân cúng cô hồn tức là cúng để cầu nguyện cho chúng sinh (xá tội vong nhân); cúng thí cho những vong hồn vật vờ (cô hồn) đói khổ. Nhiều gia đình trên phố Cổ Hà Nội chuẩn bị mâm cỗ tươm tất để cúng rằm. Trong đó nghi lễ đốt vàng mã dù không được khuyến khích nhưng nhiều gia đình vẫn đốt vàng mã vì đây là tập tục lâu đời, mọi người đều cho là cần thiết.

Theo ghi nhận của chúng tôi vào trưa ngày 5/9 (tức 15/7 Â.L) trên nhiều tuyến phố cổ tại Hà Nội đông đảo người dân xắp mâm lễ cúng cô hồn.

Ngoài cháo, bỏng, rượu, vàng mã thì người dân vừa cúng vừa đọc bài cúng cô hồn được in ra hoặc đọc trực tiếp trên điện thoại.

Mâm lễ cúng cô hồn tùy theo từng gia đình lựa chọn, người cầu kì, người đơn giản nhưng không thể thiếu vàng mã, vật dụng bằng giấy, tiền vàng để cúng xá vong nhân.

Cũng theo quan niệm của người Việt, nếu ngày này vừa mang đồ cúng nhưng chưa kịp thắp nhang đã có người đến giật thì phải quăng hết đồ cúng đi, không được giật lại vì như vậy là giành giật với "cô hồn".

Ngay sau khi lễ cúng cô hồn xong, rất nhiều người dân Hà Nội đã tiến hành hóa vàng trước cửa gia đình.

Theo người dân quan niệm, việc đốt vàng mã trong ngày "xá tội vong nhân" sẽ xua điều xấu, đón điều tốt về với gia chủ.

Chủ một cửa hàng kinh doanh trên phố cổ cho hay: "Những ngày gần đây người dân tiến hành cúng cô hồn nhiều, nhưng trong ngày Rằm tháng 7 thì buộc phải hóa vàng trước 12h trưa".

Thời tiết Hà Nội khá nóng nên người đàn ông này phải cởi trần khi hóa vàng trên phố Hàng Buồm.

Theo ghi nhận, trong lễ cúng cô hồn năm nay người dân chỉ đốt vàng mã ở mức vừa phải chứ không tràn lan và nhiều như những năm trước.

Chủ một cơ sở kinh doanh du lịch cho biết, truyền thống từ ngàn đời nên vẫn theo cầu mong muoij chuyện suôn sẻ.

Với quan niệm "trần sao âm vậy" nên người sống cũng cố gắng làm tất cả bằng tấm lòng của mình với người đã khuất bằng cách đốt tiền vàng, đây cũng là cách để họ tin rằng người thân khi chết đi sẽ được hưởng cuộc sống đầy đủ.

Theo người dân, việc đốt vàng mã chỉ nên mang tính hình tượng, không sa đà vào mê tín, dị đoan, gây lãng phí và ảnh hưởng đến môi trường.

Những chiếc lò tôn đỏ lửa trong lòng phố cổ Hà Nội ngày Rằm tháng 7.

Theo Tri thức trẻ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây