Khám phá: Tôi đi chùa ở… Ukraine

Thứ tư - 27/06/2012 03:36
EURO tạm nghỉ, Ukraine trở lại vẻ tĩnh lặng vốn có, và đây là thời điểm thích hợp để tôi tìm đến một trong hai công trình mà người Việt đã tự tay tạo dựng ở Ukraine: Chùa Trúc Lâm ở thành phố Kharkiv.


Tác giả và ngôi chùa “Trúc Lâm Khác-Cốp” tĩnh lặng 

Những ngày còn ở Kiev, tôi nghe chú Trần Đại Quang, Phó chủ tịch hội người Việt ở Ukraine quảng cáo: Trên mảnh đất cách Việt Nam ngót nghét 7.000 km này, người Việt tự hào với 2 sản phẩm tự tay các kiều bào xa xứ dựng nên: 1. Tờ Tuần tin quê hương do ông Nguyễn Trọng Cơ làm Tổng biên tập. 2. Thiền viện Trúc Lâm, không gian phật giáo đích thực đặt tại thành phố Kharkiv. 

Tìm đến chùa Trúc Lâm ở ngày không EURO, không sự kiện Phật giáo, phải khó khăn lắm tôi mới nhờ được một thanh niên Việt, sinh ra và lớn lên trên đất Ukraine, chỉ dẫn tôi đường vào chùa. Không giống những ngôi chùa tôi từng đến ở Việt Nam, chùa Trúc Lâm này nằm khuất sau một cánh cổng sắt vững chãi, hiện đại.


Phải tinh mắt lắm tôi mới thấy tấm biển tên chùa được viết bằng 3 thứ tiếng (Việt Nam, Ukraine và Anh) treo giản dị trên góc tường với tên tiếng Việt là Chùa Trúc Lâm Khác-Cốp. Đi theo chân cậu bạn tên Hiếu, tôi được dẫn qua một cánh cổng rất nhỏ, cạnh cổng chính, nơi có một bảo vệ người Ukraine đứng gác. Bằng chất giọng nửa Việt nửa Nga, Hiếu nói với tôi rằng, vì là người Việt, nên chúng tôi mới dễ dàng ra vào chùa như thế. 

Tiến vào khuôn viên chùa, tôi được ở trong một không gian tĩnh mịnh, thanh bình, tôn nghiêm đến tuyệt đối. EURO là thứ gì đó xa lạ và rõ ràng, không hề tồn tại ở không gian này, dù khoảng cách từ chùa Trúc Lâm đến SVĐ Metalist cũng không xa cho lắm. Hôm nay, Trúc Lâm thiền viện vắng lặng vô cùng. Một tiếng thở khẽ, tiếng bấm máy ảnh cũng dễ dàng lọt vào tai người đối diện. Tiếp tục theo chân Hiếu, tôi được dẫn đến từng khu điện, với tượng Quan Âm Đại Sỹ, tượng 18 vị La Hán uy nghi. Hiếu nói, vào dịp Tết hoặc lễ Vu Lan, chùa Trúc Lâm đông vô cùng. Các thầy trụ trì từ Việt Namsang làm lễ độ nửa tháng đến một tháng rồi lại về. Còn hôm nay, chùa chỉ còn một thầy làm nhiệm vụ trông coi và đón tiếp khách.


Tôi muốn gặp vị sư thầy ấy, để thử hỏi xem, thầy có biết EURO đang tổ chức trên đất Ukrainenày và thầy có dõi theo nhịp lăn của trái bóng Tango 12 không. Nhưng dường như đó là một câu hỏi không hợp bối cảnh. Vị sư trẻ tuổi ngồi lặng lẽ trước tượng Quan Âm khiến tôi cảm thấy ái ngại khi đặt ra những câu hỏi nói về không khí bên ngoài chùa. Thầy cũng nhìn thấy tôi, ra dấu hiệu tay như cho phép tôi thoải mái tham quan, rồi tiếp tục với bài Kinh Phật. 

Hiếu dẫn tôi vào phòng nghỉ của thầy. Ở đó có tivi, nhưng không có tờ lịch thi đấu EURO treo trên tường, kênh truyền hình bật lên cũng chỉ là VTV4. Không tồn tại không khí EURO ở đây…

Nguồn tin: Thạch Long

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây