Đại Đức Thích Đức Thiện cho biết: “Tôi đã được nghe phản ánh nhiều về sự xuất hiện của các nhà tu hành đi khất thực xin tiền. Trước hết về hiện tượng này, tôi khẳng định rằng, hiện nay, theo Hiến chương Giáo hội Phật Giáo VN, Nội quy ban Tăng sự TW Giáo hội Phật giáo VN, không có nhà sư chân chính nào thực hiện các công việc đi hành khất ở ngoài nơi thờ tự của mình. Do đó, không có chuyện các nhà sư chân chính đi hành khất, xin tiền công đức ở các nơi công cộng”.
Đại Đức Thích Đức Thiện cũng chỉ rõ: “Theo chương XI, Nội quy ban Tăng sự TW Giáo hội Phật giáo VN có quy định: “Cương quyết ngăn chặn hành vi khất thực phi pháp, lợi dụng hình thức Tu sĩ Phật giáo để làm trái với truyền thống của Đạo Phật. Tăng, Ni nào cần duy trì hạnh khất thực để biểu hiện một hạnh nguyện truyền thống đúng Chánh pháp, phải được Ban Thường trực Ban Trị sự Phật giáo cấp Tỉnh chấp thuận cho phép bằng 01 giấy chứng nhận. Ngoài ra, nếu thực hiện việc hành khất ở ngoài nơi thờ tự mà không xin phép và có giấy tờ chứng nhận là đã vi phạm pháp luật và vi phạm Nghị định 92 của Chính Phủ 2012”.
Một kẻ giả danh nhà tu hành đi xin tiền ở quán cắt tóc, gội đầu
Lý giải rõ hơn về hình thức đi khất thực của các nhà sư, Đại Đức Thích Đức Thiện khẳng định đó là một hình thức tu tập của các nhà sư nhưng đó là trước đây, còn hiện nay, các nhà sư đã không còn thực hiện hình thức tu tập này nữa và đặc biệt ở phía Bắc thì không có.
Đại Đức Thích Đức Thiện khẳng định: “Trước kia, hình thức các nhà sư đi khất thực chủ yếu có ở Phật Giáo Nam Tông và Phật giáo Hệ phái Khất Sĩ là thành viên của Giáo hội Phật Giáo VN. Tuy nhiên, khi thành lập Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, hình thức tu tập này dần đã có những thay đổi và các nhà sư hiện nay đã không còn thực hiện việc khất thực nữa.
Vì vậy, một lần nữa, tôi khẳng định, những người khoác áo nhà tu hành đi xin tiền đó không phải là các nhà sư chân chính thuộc Giáo hội Phật Giáo Việt Nam. Hiện nay, lợi dụng niềm tin, tín ngưỡng và lòng bao dung của người Việt Nam nên các đối tượng giả danh nhà tu hành vô hình chung đã làm ảnh hưởng đến sự trong sáng của đạo Phật hay nói cách khác là một hành động lừa đảo cần phải được xử lý nghiêm”.
Một kẻ giả dạng nhà tu hành khác chạy trốn phóng viên khi bị phát hiện
Trước đó, vào ngày 6/1, Công an phường Phương Liên (quận Đống Đa, Hà Nội) cũng đã phát hiện 2 đối tượng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, giả dạng nhà sư đi quyên góp tiền xây dựng chùa.
Tại cơ quan điều tra, 2 đối tượng khai nhận là Nguyễn Văn Minh (SN 1964) và Nguyễn Văn Hoàn (SN 1975), đều trú ở huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. Minh và Hoàn đã lừa đảo một số nạn nhân với số tiền từ 50.000 đồng đến vài triệu đồng trong “vai” những nhà sư đi khất thực trên địa bàn Hà Nội.
Tờ báo người lao động dẫn lời của Hòa thượng Thích Thiện Tánh, Phó Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TPHCM, khẳng định: Tất cả những “sư” đi khất thực, xin tiền đều là giả.
Vì theo quy định, sư nào khất thực hoặc quyên góp ngoài phạm vi chùa phải có giấy giới thiệu của Ban Thường trực Phật giáo tỉnh, thành. Tuy nhiên, đến nay, trên cả nước chưa có tỉnh, thành nào cấp giấy giới thiệu cho sư đi khất thực, quyên góp tiền.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự