Trong đó có câu chuyện truyền kỳ về hạt lúa mà cổ tích Việt Nam đã ghi nhận…
Thập Tháp Di Đà tự
Thập Tháp Di Đà tự còn gọi là chùa Thập Tháp, nằm ở phía Bắc thành Đồ Bàn (tức
thành Hoàng Đế, thành Bình Định), nay thuộc địa phận thôn Vạn Thuận, xã Nhơn
Thành, huyện An Nhơn - Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn gần 30 km và cách
Quốc lộ 1A khoảng 100m. Chùa Thập Tháp thuộc vào hàng chùa chiền ra đời sớm ở
Đàng Trong, được hình thành từ năm 1677.
Mười ngôi tháp yểm hậu của người Chăm
trên khu gò phía Bắc thành Đồ Bàn đã gãy đổ nhưng còn in dấu trong địa danh xứ
sở này, tương truyền do thiền sư Nguyên Thiều - người sáng lập chùa dùng làm tự
danh. Chùa Thập Tháp nằm trên đồi Long Bích, mặt hướng về núi Mò O, là vùng Lãng
Uyển của vua chúa Chiêm Thành xưa. Nay hãy còn các giếng vuông và hồ sen xây
bằng đá ong to đặc trưng trong xây dựng của người Chămpa.
Thiền sư Nguyên Thiều
(1648 – 1715) là vị tổ thứ 33, thiền phái Lâm Tế Chánh Tông, dừng chân nơi đây
trên đường truyền đạo, ngụ trong một ngôi lều cỏ đơn sơ. Bảy năm sau, 1683,
Thiền sư Nguyên Thiều huy động bổn đạo dùng gạch đá của 10 ngôi tháp đổ của
người Chăm dựng ngôi chùa Thập Tháp thay lều cỏ cũ nát.
Cổng chùa Thập ThápĐến
nay, qua nhiều lần trùng tu, chùa Thập Tháp vẫn giữ được không gian riêng vốn
được tạo bởi lối kiến trúc cổ. hai trụ biểu vuông cao lớn có hai tượng sư tử
ngồi uy nghi làm cổng, nối một vòng cung có hai chữ Thập Tháp. Câu đối được đề
cả hai mặt trong ngoài trụ biểu do hòa thượng Bích Liên ngẫu hứng sáng tác
trong một đêm trăng ngắm hoa sen, tâm trí khoáng đạt mênh mang.
Phía trước dạt dào cùng trời đất bao la: “Nguyệt hạ bất xao kim tỏa đoạn/ Sơn tiền chỉ nhậm bạch vân phong” (Mây trắng lững lờ vươn núi biếc/ Khóa vàng buông mở dưới trăng trong). Phía sau ngẫm ngợi về không gian đạo pháp: “Nhất cảnh địa đăng A Bệ Bạt/ Lục thời thiên vũ Mạn Đà La” (Một nẻo vị lên A Bệ Bạt/ Sáu thời trời rưới Mạn Đà La). Bức hoành phi “Sắc tứ Thập Tháp Di Đà tự” treo giữa cửa chính Chính điện là do chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 – 1725) sắc ban, hòa thượng Tổ Ấn - Mật Hoằng trùng khắc lại vào năm 1821, Minh Mạng thứ nhất.
Đợt trùng tu 1995 -
1999, thượng tọa Truyền Như đã cúng hai bức hoành “Phật nhật tăng huy” và “Pháp
luân thường chuyển”. Chuông trống to lớn được đặt ở hai đầu hành lang. Đại Hồng
Chung ra đời từ năm 1893 (Thành Thái thứ 5), do hòa thượng Chơn Châu - Vạn
Thành đúc tạo. Đại Hồng Chung xưa ở chùa Thập Tháp rất lớn, gấp đôi Đại Hồng
Chung hiện tại, mỗi lúc sư cụ thỉnh, tiếng vang 3 huyện.
Nhưng trong loạn lạc
của chiến tranh, nông dân lật đổ phong kiến, người đương thời khiêng chuông qua
sông, nặng quá thả rơi xuống vực Bến Gỗ. Tương truyền, ngày rằm, mùng một,
tiếng chuông còn ngân nga lan tỏa cả một quãng sông dài. Những ai tích thiện
lâu ngày, dọn mình nghiêm cẩn, có thể có duyên với việc nghe hồi chuông giải
tỏa phiền não. Chùa Thập Tháp là nơi hiện tồn nhiều cổ vật giá trị. Các tượng
Phật, Bồ Tát, A La hán, Chuông, Trống, Khánh, Bảng, Mõ, hoành phi, liễn đối,
ngai thờ, các bài Ký minh, Chí… đều có lịch sử lâu đời, lưu truyền qua bao thế
kỷ. Nhà chùa còn giữ 2.000 bản khắc gỗ dùng in kinh.
Di Đà sớ sao, Kim Cang trực
sớ, Pháp hoa khóa chú… là những bộ kinh còn trong ván khắc. Bộ Địa Tạng kinh do
Tổng trấn Hà Tiên Mạc Thiên Tứ cúng dường còn được 1.200 quyển gồm Kinh, Luật,
Luận và Ngữ Lục Truyền kỳ Hạt lúa khổng lồ Trong quá trình viếng chùa, chúng
tôi được nhà sư Mật Hạnh kể cho nghe nhiều câu chuyện ly kì xung quanh chùa
Thập Tháp, mà mở đầu là chuyện Hạt lúa khổng lồ. Đây là hạt lúa mà cổ tích Việt
Nam đã ghi nhận. Tương truyền, sau khi xây dựng chùa Thập Tháp, Thiền sư Nguyên
Thiều ngày càng thu nhận nhiều đệ tử về đây quy y cửa Phật.
“Có thực mới vực được đạo”, để các đệ tử nhà chùa có lương thực sinh sống hàng ngày, đủ sức khỏe đi hành đạo, Thiền sư Nguyên thiều mang về từ Trung Quốc một hạt lúa giống khổng lồ tự động từ nhà chùa lăn ra ngoài đồng. Không cần bón phân, không cần chăm sóc, thời gian trôi qua, hạt giống tự nảy mầm rồi lớn lên vùn vụt, rồi trổ bông, đơm gié. Đến mùa hạ thì lúa vừa chín tới.
Mỗi vụ, năng suất
của hạt giống lúa khổng lồ không cho nhiều, chỉ vừa đủ cung ứng lương thực cho
các sư trong chùa và thừa ra một ít để nhà chùa bố thí cho những người dân nghèo
khổ sinh sống quanh vùng.
Những hạt lúa được sinh ra cũng khổng lồ như hạt
giống ban đầu. Mỗi người chỉ cần một hạt lúa là đủ lương thực ăn cho cả tháng
trời. Chất lượng gạo rất tốt, bóc vỏ ra là thấy hạt gạo trắng tinh, nấu lên có mùi
thơm dịu như nếp tháng 10.
Đến khi lúa chín, các nhà sư cũng không phải còng
lưng ra gặt rồi kĩu kịt gánh lúa về chùa như nông dân bây giờ. Các nhà sư chỉ
cần quét dọn sân chùa thật sạch sẽ, tinh tươm để đón những hạt lúa từ ngoài
đồng tự động lăn về. Thấy hạt lúa nhà chùa quá huyền nhiệm, đến vụ lúa chín,
nhiều kẻ tham lam trong vùng đang đêm kéo ra ruộng chùa trộm vài hạt vác về
nhà. Về đến nhà kẻ tham lam, hạt giống lúa liền mất đi tính tự lăn ra đồng,
sinh trưởng, tự trổ bông đơm gié và khi chín tự lăn về nhà như ở ruộng nhà chùa.
Đến vụ, những kẻ tham lam kia phải khiêng giống ra thả ngoài ruộng rồi chờ
trong hi vọng sẽ giàu to vì mai này lúa sẽ vào đầy bồ. Nhưng điều ấy không bao
giờ xảy ra, hạt giống của nhà chùa trong ruộng kẻ tham lam cứ trơ ra như hòn đá
tảng rồi cứ thối dần trong mưa nắng.
Thậm chí, những kẻ giàu có trong vùng nổi
máu tham, giả làm kẻ bần hàn đến xin nhà chùa bố thí, vác được hạt lúa về đến
nhà mướt mồ hôi nhưng khi vừa đặt xuống sàn, chua kịp mừng rỡ thì hạt lúa tự
nhiên biến thành tro bụi bay vào trong gió. Vì thế, lúa của nhà chùa chỉ có các
nhà sư trồng để tự cung ứng chứ không truyền ra bên ngoài được.
Trong vụ lúa chín
năm ấy, một nhà sư được giao trách nhiệm quét dọn sạch sẽ sân chùa Thập Tháp để
nghinh đón những hạt lúa lăn về bỗng lơ là, tắc trách. Khi những hạt lúa lăn từ
ngoài đồng về, thấy sân chưa được quét dọn sạch sẽ, toàn bộ những hạt lúa nổi
cơn hờn dỗi lăn ra khỏi chùa. Nhà sư trẻ vừa sợ không gánh nổi trách nhiệm, vừa
tức giận các hạt lúa liền đuổi theo dùng cán chổi quất túi bụi vào những hạt
lúa, vừa đập vừa quát tháo cho hả giận.
Đến khi cơn tam bành lắng dịu, nhìn lại
thì nhà sư trẻ thấy cả những hạt lúa chưa bị “đòn” cũng tự động nát vụn, những mảnh
gạo đổ trắng từ sân chùa ra đến đường đi. Khi ấy, Thiền sư Nguyên Thiều bước
ra, không một lời quở trách mà lại nhẹ nhàng thuyết giảng sâu sắc với nụ cười
độ lượng về lẽ sinh diệt, chân tướng và giả tướng: “Không phải lỗi tại con. Vạn
vật hễ duyên mãn thì sanh, duyên tàn thì diệt.
Những gì mình thấy ở trước mặt
không phải là thực thể mà là giả tướng. Thấy đó không phải là thật có, không
còn thấy đó không phải là thật không. Hãy đi gọi người đem thúng đến xúc gạo!”.
Từ ấy giống lúa mất. Nhà chùa giữ lại một số vỏ lúa này rất trân trọng. Nhà sư
Mật Hạnh nói: “Năm 11 tuổi, khi tôi mới vào quy y tại chùa Thập Tháp đã được
nghe ngài Huệ Chiếu kể cho nghe chuyện Hạt lúa khổng lồ rồi.
Khi quân Pháp chiếm đóng Bình Định, nghe dân gian truyền tụng tại chùa Thập Tháp có một vỏ lúa to lớn lạ thường, liền rủ nhau đến xem. Không tin vào mắt mình, người Pháp ngỡ ngàng thán phục rồi nổi máu thực dân có ý chiếm đoạt. Nhưng khi họ lấy tay đụng đến, vỏ lúa lập tức tan tành thành bụi trấu bay vung vãi vào mặt bọn thực dân rồi bay về trời. Từ đó, hạt lúa khổng lồ ở chùa Thập Tháp chỉ còn trong những chuyện kể mà thôi!”.
Nguồn tin: PLVN
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự