Chưa có một nghiên cứu nào về chuyện người mang tuổi
Canh Dần cuộc đời sẽ cao số, con gái lận đận tình duyên song quan niệm này vẫn
cứ "bền vững" theo thời gian. Hiện cũng chưa có bất kỳ một thống kê
nào về số lượng trẻ sơ sinh ra đời trong năm Canh Dần sẽ sụt giảm đi bao nhiêu
so với những năm trước nhưng tất cả các khoa kế hoạch tại bệnh viện (BV) Sản ở
TP HCM từ đầu năm tới nay đều trong không thể "kìm hãm" được số ca nạo
phá thai (PT).
Bởi vậy mà các phòng tư vấn của BV Sản ĐHYD, BV Từ Dũ... đều hoạt
động hết công suất. Nhưng 100% lời khuyên "dưỡng" thai của các BS nhiều
khi vẫn phải bất lực với 1% quyết tâm "bỏ" thai của nhiều bà, nhiều
chị dù đã có ca tử vong vì lựa chọn sinh con theo giới tính xảy ra...
Khoa kế hoạch
hoá: vỡ "kế hoạch" vì năm Canh Dần
Ngày 23/6, BS Phan Văn Hiền, phẫu thuật viên của BV ĐH
Y dược TP HCM cho biết, tính hết tháng 5/2010, số ca NPT tại đây cũng tăng 2,6%
so với cùng kỳ năm ngoái với 3.383 ca hút thai và 2.738 ca phá thai nội khoa.
Riêng số ca thai lớn (từ 13 tuần trở lên) chiếm một tỉ lệ rất cao. Dù chẳng sản
phụ nào thú nhận với BS lý do lựa chọn sinh con theo giới tính nhưng chỉ có một
tỷ lệ rất nhỏ đến với các BS bỏ thai do thai lưu, dị tật còn đa số liên quan tới
yếu tố lựa chọn theo giới tính. "Qua việc hỏi bệnh nhân hay căn cứ thông
tin về số con trai, con gái đã có nếu đã có 2-3 con gái rồi mà vẫn xin bỏ thai
thì suy đoán của chúng tôi là bỏ thai theo giới tính và thường chuẩn xác",
BS Hiền nói.
Phòng tư vấn tại khoa khám thai bệnh viện
Hùng Vương TP HCM.
Trong vô số câu chuyện "cười có, khóc có" của
các sản phụ với các BS, việc họ phải bỏ đi giọt máu của mình còn có lý do phổ biến
nhất trong năm nay vì sợ kỵ tuổi, khó làm ăn, nhất là nếu kết qủa siêu âm là
con gái thì quyết định bỏ là rất quyết liệt. "Còn đã là bỏ thai theo giới
tính thì thường thai lớn vì khi còn nhỏ siêu âm không biết được con trai hay
con gái". BS Phương Mai - Trưởng khoa KHHGĐ Từ Dũ nói.
Thống kê tại 2 BV trên cho thấy: trong tháng 4 và tháng
5/2010 tại Từ Dũ hầu hết các ca phải làm thủ thuật "gắp thai" (295
ca); và sinh non (857 ca) ngoài chiếm tỉ lệ cao là ở nữ vị thành niên, một
số ít do dị tật, còn lại là "liên quan tới yếu tố" lựa chọn giới
tính.
Tại BV ĐH Y Dược tỉ lệ số ca NPT to cung đã tăng 1,5 lần
so với cùng thời kỳ năm ngoái. Trong đó số ca do dị tật phải bỏ chỉ chiếm ½. Mới
đây ngày 24/6, BV ĐH Y dược tiếp nhận 2 trường hợp đều là con so và dù BS nói
thế nào cũng không chịu dưỡng thai mà kiên quyết bỏ: một phụ nữ (43 tuổi, ngụ
TP HCM) mới lập gia đình và lần đầu có thai cho biết lý do nếu để đẻ con sẽ
"khắc" với tuổi cả 2 vợ chồng. Do thai đã 6 tuần, BS đành cho phá
thai bằng thuốc.
Trường hợp thứ 2 là một cô gái 22 tuổi được mẹ đưa tới
trong tình trạng đã mang thai 20 tuần với người yêu. Cho dù nhà trai đã đồng ý
cưới nhưng bà mẹ vẫn không đồng ý và dẫn con tới khoa Sản với lý do: "Năm
nay Canh Dần 2 đứa chưa cưới được. BS không làm cho nó tôi cũng dẫn con tôi đi
chỗ khác!"...
Khoa KHHGĐ bệnh viện Từ Dũ... quá tải.
Khó lường được
tai biến
"Cứ nghĩ tới cái cảnh đau đớn trên bàn làm thủ
thuật NPT thì bất cứ người phụ nữ nào cũng ngán ngại nhưng có lẽ vì tại VN hiện
kỹ thuật NPT này ngày càng tốt hơn, an toàn hơn lại không có chế tài như ở một
số nước nên tình trạng vẫn gia tăng", BS Chuyên khoa II Nguyễn Thị Kim
Hoàng - khoa KHHGĐ Từ Dũ nói.
Chị cho biết, khoa đã từng phải "giúp đỡ"
một số trường hợp là phụ nữ người nước ngoài vào NPT do luật tại nước họ không
cho phép. Nhưng tại VN theo BS Hoàng là "còn thả nổi", có người liều
mạng còn không thèm tới BV chuyên khoa mà ra tiệm thuốc tây nhờ mua thuốc để
phá thai. BS Hoàng đã phải "sửng sốt" khi ngay tuần qua tiếp nhận một
phụ nữ có bầu 14 tuần kèm bệnh tim vẫn kiên quyết bỏ thai và còn nói tỉnh bơ:
Ôi có gì mà ghê gớm BS. Em "làm" hoài à có sao đâu!".
Đã có trường hợp tử vong vì tình huống thủng tử cung, đứt
động mạch chủ bụng, thủng bàng quang, nhau cài răng lược... cực kỳ nguy hiểm.
"Đường đi" của dụng cụ khi thao tác của BS chỉ là sự "cảm nhận":
cảm nhận "sạch", không còn sót, chứ không thể nhìn sâu bên trong được.
Do đó không phải tai biến nào BS cũng xử lý kịp. Trong NPT cho một tỉ lệ cho
phép nhất định của tai biến.
"Tuổi nào cũng có những danh nhân. Có người tài.
Để mỗi đứa trẻ sau này có thể thành công trong cuộc sống thì quan trọng nhất vẫn
là sự giáo dục của chính gia đình và xã hội nơi chúng sống. Đâu cứ phải
"né" tuổi Dần mà có con tài giỏi, thông minh. Nhà nước ta nên nghiên
cứu cho luật chế tài hoặc tăng phí thật cao với việc NPT để giảm bớt tình trạng
này" - BS Hoàng nói.
*Tiêu đề được
thay đổi
Nguồn tin: CAND
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự