Truyền thần Tổ sư Minh Đăng Quang
Thạo kể, nghề chạm khắc gỗ ở Đông Giao ra đời khoảng thế kỷ XVII. Trong quá khứ, những thợ giỏi của làng được triệu vào Huế để phục vụ trong cung đình. Sản phẩm của làng là các đồ thờ và trang trí nội thất như ngai, ỷ, cửa võng, hương án, tủ, tạng, tràng kỷ, tượng gỗ... Từ đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân, những sản phẩm thủ công mỹ nghệ được chế tác tỉ mỉ, đạt đến độ tinh xảo...
Nghệ nhân Hữu Thạo bên tượng Tổ sư Minh Đăng Quang
Từ lâu nổi tiếng trong lĩnh vực truyền thần nhưng Thạo bảo, nhận lãnh công việc điêu khắc tượng Tổ sư Minh Đăng Quang là một quyết định rất khó khăn với anh, vì đây là công việc đặc biệt hệ trọng liên quan đến vị Tổ khai sáng Hệ phái Khất sĩ - thành viên thống nhất trong GHPGVN ngày nay. “Một lần tôi đến Pháp viện chơi, tình cờ gặp TT.Thích Minh Hóa (Thư ký Pháp viện Minh Đăng Quang); biết tôi là nghệ nhân trong lĩnh vực điêu khắc, Thượng tọa bảo lâu nay có nhờ một số nghệ nhân tạc tượng Tổ sư nhưng chưa đạt, nên nhờ tôi đảm nhận. Dù biết đây là công việc cực kỳ khó khăn, nhưng lúc ấy chẳng biết có điều gì thôi thúc khiến tôi không lưỡng lự mà nhận ngay”, Thạo thổ lộ.
Sau khi nhận tấm hình bán thân trắng đen của Tổ sư Minh Đăng Quang từ tay TT.Thích Minh Hóa, Thạo mất nhiều tháng để nghiền ngẫm, tìm hiểu “thân thế, sự nghiệp, đức độ cao quý, tinh thần dõng mãnh và truyền thừa Chánh pháp của Tổ sư Minh Đăng Quang”.
Khi bắt tay vào tạc tượng, Thạo mời quý thầy đến chú nguyện cho khúc gỗ trở thành “linh mộc”, đồng thời bản thân anh cũng thường xuyên chay niệm để hun đúc thêm niềm tin và tạo cảm hứng khi truyền thần. “Tôi không thể làm một mạch để hoàn thành tác phẩm. Tôi chỉ thực hiện điêu khắc khi thật sự chú tâm và có cảm hứng. Khi chưa thật sự tập trung, tôi lại cầu nguyện Tổ sư để Tổ sư phù hộ, để tôi tĩnh tâm hoàn thành tốt công việc”, Thạo cho biết.
Mất một năm, Thạo mới điêu khắc xong bức tượng Tổ sư Minh Đăng Quang cao 1m. Khi chứng kiến bức tượng Tổ sư, TT.Thích Minh Hóa không khỏi tấm tắc hài lòng. “Khi nhìn tác phẩm Tổ sư Minh Đăng Quang vừa hoàn thành, tôi cho rằng nghệ nhân Hữu Thạo đã truyền thần thành công thần thái của Tổ sư”, TT.Thích Minh Hóa cho biết. Từ bức tượng làm mẫu này, giờ Thạo đã hoàn thành tượng Tổ sư cao 4,1m (gồm cả đế) và nguyện sẽ dâng tác phẩm độc nhất này cho Pháp viện Minh Đăng Quang.
Xứng danh nghệ nhân Đông Giao
Khoảng 10 năm trước, Thạo chỉ là một người thợ điêu khắc tập tễnh từ Hải Dương vào lập nghiệp ở TP.HCM với hai bàn tay trắng. Lúc ấy cái xưởng của anh chỉ là một ngôi nhà cấp 4 đơn sơ, bụi bặm. Vậy mà giờ, anh đã có 2 xưởng điêu khắc, với gần 20 thợ lành nghề và một
Thạo cho biết đang thực hiện bộ “Tam Thế Phật” cho chùa Quan Âm (Q.12, TP.HCM), cao 4,5m, đường kính 2,6m bằng gỗ sọ khỉ, hiện đã hoàn thành bức tượng A Di Đà. Trong khi đó,
TT.Thích Minh Hóa cho biết sẽ tiếp tục nhờ Thạo điêu khắc thêm một bức tượng Tổ sư Minh Đăng Quang bằng gỗ sao lụa cao 4,5m.
Đây là khúc gỗ có niên đại khoảng 100 năm được một nhóm thợ lặn phát hiện dưới sông Sài Gòn. “Thật ra, tôi biết Hữu Thạo cũng nhờ bạn bè giới thiệu và sau đó tự đi kiểm chứng tài năng của anh để nhờ truyền thần hình tượng Tổ sư Minh Đăng Quang. Với tôi, Hữu Thạo là một người rất có tài năng và đặc biệt có tâm, có lòng”, Sư Thích Minh Hóa thổ lộ.
Theo ông Nguyễn Lực, Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phụ trách phía Nam: “Thạo là một nghệ nhân trẻ được đào tạo bài bản từ nhà trường. Trong số nghệ nhân hiện nay, rất ít người được như thế, bởi hầu hết xuất thân từ việc cha truyền, con nối. Điều đó đã được chứng minh qua các tác phẩm anh Thạo sáng tác”.
Năm 2010, Hữu Thạo đoạt giải “Sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh hoa làng nghề Việt Nam năm 2010”. Tháng 7-2011, anh được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng danh hiệu nghệ nhân và hiện nay là Ủy viên BCH Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.
Nguồn tin: Cửu Long
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự