Miếu có từ bao lâu không ai rõ, các cao niên từ lúc tóc còn để chỏm đã thấy ngôi miếu nằm cạnh ngay mạch nước, khiêm nhường dưới bóng đa cao gần 30m, phủ bóng rợp mát một vùng, tuổi thọ ước tính hàng trăm năm.
Sở dĩ gọi là miếu Mạch Bà vì bắt nguồn từ mạch nước nơi đây. Chính tại nơi đặt miếu thờ có một mạch nước ngọt rất lớn và từ mạch ấy đẻ ra không biết bao nhiêu mạch con cháu nên mạch nước ấy được gọi là Mạch Bà. Các “con cháu mạch” đi ngang qua các xã Phước Lai, Phước Kiểng và Phú Hội. Chỉ cần đào xuống nửa mét đất là nước tuôn trào trong vắt mát lạnh thơm ngọt. Giai thoại kể rằng, hồi xa xưa có một bà Chúa trị vì vùng đất này, bà thương yêu các thần dân vô cùng. Một năm sau ngày bà Chúa mất, thời tiết nắng nóng khô hạn kéo dài khiến mùa màng thất bát, nguồn nước gần như cạn kiệt, dân tình điêu đứng. Nhớ lại lúc bà Chúa còn, cuộc sống luôn sung túc ấm no; thế mà bà đi, đùng một cái thiên tai ập xuống. Dân làng kéo nhau ra mộ bà Chúa khóc suốt mấy ngày liền, người dân khóc đến cạn nước mắt và ngất đi, tỉnh dậy không thấy mộ bà Chúa đâu. Thay vào đó là miệng giếng trào lên từ lòng đất, nước cứ nhẹ rướn mình lên khỏi lòng đất rồi rỉ rả luồn lách đến khắp vùng.
Dân trong vùng lập miếu Mạch Bà. Theo phong tục truyền thống, cứ vào những ngày mồng 1 và ngày rằm hàng tháng, người dân kéo đến cúng bái cầu may.
Trong miếu có 3 miếu nhỏ, miếu chính thờ Mạch Bà, một miếu thờ một vị tướng có công chỉ huy binh sĩ bảo vệ mạch nước, miếu còn lại thờ các binh sĩ. Hằng năm, nhằm vào ngày 28/12 âm lịch tổ chức lễ giỗ miếu, dân trong vùng mang lễ vật hoa quả, bánh kẹo, heo quay, tiền… tới cúng kiếng.
Ba năm nay, miếu càng trở nên “nổi tiếng” hơn khi cây đa bất ngờ sinh… hình mặt người. Chị Hoàng Nguyên, một người dân sống gần miếu kể lại: “Sáng đó, trong lúc đang làm việc, tôi thấy người mệt mỏi, trời nóng nực nên đứng dậy mở cửa sổ, giật thót mình vì dường như thấy ai đó trên cây nheo mày nhìn mình. Định thần lại để nhìn kỹ hơn, phát hiện trên thân cây đa có ba vệt hơi lõm, tròn. Tôi liền chạy ra khỏi nhà, qua bên ngôi miếu để xem, tiến lại gần thân cây đa thì tôi mới phát hiện ra đó là hình giống như mặt người. Ba vệt lõm đó là hai con mắt, một cái miệng. Ở giữa ba vệt lõm nổi lên một cục dài khoảng vài cm trong giống như chiếc mũi”. Đem sự phát hiện của mình kể cho mọi người biết, người dân hiếu kỳ đến xem sự kỳ lạ ngày một đông.
Chuyện “hình mặt người” như vậy rõ ràng là huyễn hoặc. Lại thêm chuyện liên tiếp những tai nạn trên đoạn đường trước mặt miếu Mạch Bà. Đoạn đường ngắn nhưng cong như chiếc cung tên, tai nạn giao thông ở cung đường đó diễn ra như cơm bữa nhưng chỉ thiệt hại về của chứ người không hề hấn. Có nhiều vụ tai nạn rất nghiêm trọng, hai chiếc xe máy chạy ngược chiều đâm vào nhau, xe nát bét nhưng người chỉ bị trầy xước nhẹ ở ngoài da. Có nhiều người đang đi xe máy trên đường không hiểu lý do gì mà lao xuống dưới vực sâu khoảng 10m. Nhưng lạ thay, hầu như ai té xuống dưới khe cũng chỉ bị thương nhẹ.
Theo tìm hiểu của phóng viên, đoạn đường dài khoảng 50m hay xảy ra tai nạn giao thông do đường cong, cổ thụ Mấy vết lõm ở thân cây bị đồn thổi là “hình mặt người”
thêm một lần nữa để có tiền làm từ thiện. May mắn nối tiếp, bà được trúng số lần hai. Thực hiện lời hứa, bà đem số tiền trúng số đó làm từ thiện, hằng ngày đến các bệnh viện, chùa chiền để nấu cơm từ thiện phát cho người nghèo. Chuyện người hai lần trúng số lan nhanh chóng mặt, từ lời đồn thổi đã kéo hàng trăm người hàng ngày từ 16 – 17h kéo đến đông nghìn nghịt cúng lễ tại miếu.
Những chuyện trên thì đã có thể lý giải, riêng chuyện người đàn ông tử vong do bắt rắn tại miếu về ăn thì vẫn chưa lời giải thích chính xác. Một thời gian trước, có người ở xã bên có việc đi ngang ghé vào nghỉ trưa hóng mát. Đang thiu thiu ngủ thì một con rắn to bò từ dưới mạch nước lên, anh nhanh như cắt vồ lấy rắn rồi mang về làm thịt. Kể từ đó anh này mắc một chứng bệnh lạ đã chữa trị nhiều nơi nhưng bệnh tình không thuyên giảm, mắc bệnh được vài tháng thì qua đời. Rắn sống trong mạch nước chảy từ hàng trăm năm, độc tố tích tụ nhiều nên người ăn thịt tử vong, hay có chuyện “kỳ bí” gì khác? Chỉ có điều từ đó đến nay chẳng ai còn dám cả gan bắt rắn loanh quanh ngôi miếu.
Nguồn tin: Xa lộ pháp luật
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự