- Này Chú! chỗ tình thân với nhau, anh nói thật cho chú biết, chú nên hoàn tục là hơn. Công việc của một người xuất gia là học kinh và hành thiền. Một bài kệ vẻn vẹn có bốn câu mà chú không thuộc nổi thì nói chi đến chuyện tu với hành. Thôi chú hãy về nhà với bố mẹ, sống đời Cư sĩ, bố thí thiết trai, tu phúc để gieo duyên về sau vậy.
Chu Lợi òa lên khóc. Dù không đủ tài miệng lưỡi văn chương để diễn tả nổi lòng mình như những người khác, chàng vẫn cảm thấy một nỗi niềm đau khổ trang tràn ngập tâm tư. Tuy không thuộc được kinh kệ, giới luật nhưng chàng rất tha thiết sống cuộc đời tu sĩ. Đã biết bao lần tràng đi kinh hành qua lại dưới những tán cây rậm lá, nhìn các bạn đồng phạm hạnh đọc kinh hay tọa thiền một cách khát khao. Phải chi mình thuộc một bài kệ, chỉ bốn câu thôi để mình thực hành lời dạy của dức Đạo Sư... Và, dù không tài nào nhớ nổi lời dạy bảo của ngài, chàng cũng đã im lặng lắng nghe với tất cả tấm lòng thành kính, trân trọng như bạn tu đồng trang lứa.
Thế mà, giờ đây chàng lại sắp sửa từ giã nếp sống thanh tịnh này, cời bỏ chiếc y vàng quen thuộc những người bạn hiền hòa để trở về với nếp sống đa đoan của thế tục. Không dám cãi lời anh. Chàng lủi thủi ra khỏi Tịnh xá, vừa đi vừa khóc lóc rất bi thảm. Được một quãng, sực nhớ mình chưa từ giã Đạo Sư, Chu Lợi bèn quay lại, tìm đến Đức Phật. Thấy chàng nước mắt giàn giụa, Đức Phật hỏi:
- Này Chu Lợi, có chuyện gì vậy?
- Chu Lợi tấm tức:
- Bạch Thế Tôn...hức...hức...con bị đuổi về nhà...hức...không được tu nữa...hức...hức...
- Con đã phạm lỗi gì?
- Dạ, Bạch Thế Tôn! Con không học thuộc được một bài kệ...Dù con đã có gắng hết sức, nên anh con bảo con đi về nhà ở, đừng tu nữa...
- Nhưng lòng con thì còn muốn tu tiếp phải không? Chu Lợi khóc to lên, Đức Từ Phụ đã nói đúng tâm nguyện của chàng. Ngài an ủi:
- Này Chu Lợi! Không thuộc nổi một bài kệ quả là một điều bất tiện cho việc tu học, nhưng đó không phải là một lỗi lầm đến nỗi phải đuổi về. Nếu lòng con còn tha thiết muốn tu tiếp thì bấy nhiêu đó cũng đủ lắm rồi. Đây là một mảnh vải trắng, con hãy cầm lấy. Chu Lợi ngơ ngác cầm chiêc khăn tay của Đức Phật vừa trao cho. Ngài dạy:
- Mỗi ngày, con chỉ việc chăm chú theo dõi sự biến chuyển của chiếc khăn này...chỉ có mỗi việc đó thôi, con liệu có thể làm nổi không? Chu Lợi hớn hở:
- Bạch Thế Tôn, được ạ!
- Tốt lắm! Nếu con kiên nhẫn làm theo lời Như Lai dạy, con sẽ đạt được kết quả trong một ngày gần đây.
Từ đó, ai cũng ngạc nhiên khi thấy Chu Lợi thường ngồi im lặng trên một tảng đá nhìn đăm đăm vào một mảnh vải treo phía trước. Vì biết rõ đó là một đề tài thiền quán do Đức Phật đưa ra nên mọi người đều tôn trọng sự tu tập của thầy, không một ai dám trêu chọc hỏi han. Sáng chiều nối nhau, ngày qua tháng lại, sau những giờ đi bát về Chu Lợi vẫn theo một thông lệ bất di bất dịch, đến cội cây quen thuộc ngồi nhìn mảnh vải đã ố màu thời gian. Sự thay đổi dần dà của chiếc khăn, từ màu trắng ngà sang đen đúa đã giúp sư khám phá ra một sự vô thường của vạn hữu: "Chiếc khăn này, lúc đức Đạo Sư đưa cho ta còn trắng và mới tinh. Vậy mà bây giờ đã nhớp nhúa, lấm lem, không bao lâu nữa nó sẽ bi mục nát. Cũng thế, con người sinh ra, lớn lên, già nua, rồi phải chết, hệt như chiếc khăn tay này vậy".
Và như lời tiên đoán của đức Đạo Sư. Sau một thời gian tu tập với đề mục "Khăn Tay", Chu Lợi đắc quả thành A La Hán trước sự kinh ngạc của các bạn đồng phạm hạnh. Đức Đạo Sư bèn xác nhận thành quả ấy và Ngài kết luận rằng: Bằng tất cả nhiệt tâm, tinh thành của Chu Lợi đã tạo cho mình một hòn đảo mà không một lượn sóng tham ái hay tà kiến nào có thể làm chim đắm được đó là ý nghĩa câu Pháp cú thứ 25.
"Bằng sự cố gắng hăng hái
Tự khắc chế không buôn lung,
Người thiện chí là hòn đảo
Thủy triều nào chẳng nhấn chìm".
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự