Đụng đâu cũng muốn giúp
Đúng 6 giờ, nhiều bệnh nhân (BN) và người nuôi bệnh đã xếp một hàng dài trước bếp ăn, trên tay cầm những hộp nhựa chuẩn bị sẵn. Trong khi chờ tới lượt, chị HTTP (38 tuổi) cho hay chị và chồng từ Nghệ An vào TP.HCM chữa bệnh xơ gan tại BV Quân y 175 đã 10 ngày nay.
Năm 2021, BS Lê Thanh Nga được Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Hiệp Phú (TP Thủ Đức, TP.HCM) tặng giấy khen do những đóng góp thiết thực trong phong trào phòng chống dịch COVID-19.
“Người từ xa đến chữa bệnh như vợ chồng tôi mà có những suất cơm, cháo này thì đỡ được phần chi phí cho ăn uống, tôi rất biết ơn. Những người phát cơm rất thân thiện, ân cần với chúng tôi, đồ ăn cũng khá ngon…” - chị P bày tỏ.
Chia sẻ về lý do gắn bó lâu dài với việc thiện nguyện, chị Nga kể: “Ngày xưa nghe ông ngoại kể bà mất đi, để lại sáu người con. Lúc mẹ tôi còn nhỏ, ông đi làm để mẹ ở nhà. Mẹ chờ cơm không có, đói quá phải đưa đầu ra hứng nắng cho đỡ đói. Từ câu chuyện ấy, tôi có mong muốn phải làm gì đó để giúp những người nghèo có bữa ăn no”.
Thời gian đầu đi làm, lương của chị không đủ trang trải chi phí sinh hoạt vì đụng đâu cũng muốn giúp. Có lần lên vùng cao thấy người dân khổ quá nên có bao nhiêu tiền chị cho hết. Khi về TP.HCM, may mắn có bác tài cho đi nhờ. Lại có những BN từ tỉnh vào TP.HCM chạy thận, hoàn cảnh rất khó khăn, chị cũng hỗ trợ với tinh thần có ít giúp ít, có nhiều giúp nhiều.
Đồng hành cùng nhóm từ những ngày đầu thành lập, dược sĩ Trương Hữu Tân Lâm cho biết đều đặn một tuần 3-4 buổi nhóm sẽ tập trung nấu cơm, cháo phát cho BN. “Tôi làm công việc này cùng chị Nga gần 15 năm, xuất phát từ mong muốn giúp BN có bữa ăn ngon, dinh dưỡng. Tôi rất khâm phục chị vì sự nhiệt huyết, tận tâm với cộng đồng và xã hội, đặc biệt là các BN nghèo, khó khăn” - anh Lâm chia sẻ.
Niềm vui từ trong tâm
Sau khi nghỉ việc tại BV Quân y 175, chị Nga về làm tại phòng khám Đông y của gia đình. Nhóm thiện nguyện được chị thành lập từ năm 1998, thành viên là những sinh viên y khoa, chủ yếu cắt tóc miễn phí, phát quà cho BN nghèo…
Đến năm 2007, nhóm thiện nguyện “Vì người nghèo” được mở rộng, có sự tham gia của nhiều y bác sĩ tại TP.HCM. Nhóm tổ chức nhiều bếp ăn thiện nguyện phát cơm, cháo 0 đồng cho BN vào mỗi buổi sáng tại các BV Quân y 175, Lê Văn Việt, Quân dân y miền Đông…
Anh Huy kể suốt nhiều năm làm việc thiện nguyện, vợ chồng anh không ít lần phải nghe những lời lẽ không mấy tốt đẹp về mình như làm để đánh bóng tên tuổi, trục lợi cá nhân… “Đã có lúc quá mệt mỏi định buông tay nhưng rồi nhìn lại những gì đã làm được, cảm nhận việc giúp người mang đến niềm vui từ trong tâm, chúng tôi học cách bỏ qua và tập trung vào việc của mình” - anh Huy trải lòng.
Khi được hỏi về nguồn kinh phí làm thiện nguyện nhiều năm qua, chị Nga không giấu giếm. Hồi đầu mới tổ chức bếp thiện nguyện, vợ chồng chị có một căn nhà cho thuê, rồi lấy tiền đó mua đồ nấu cơm, cháo phát cho người nghèo. “Sau này nhiều bạn bè, người thân biết việc chúng tôi làm nên đã hỗ trợ. Người vài chục ký gạo, người ít thịt cá, người ít rau củ… cứ vậy mà bếp ăn đỏ lửa đến nay” - chị Nga xúc động nói.
Anh Huy cũng chia sẻ con trai 19 tuổi của anh chị đang sống ở nước ngoài với người thân rất ủng hộ việc làm của anh chị. “Con tôi luôn nói ba mẹ cứ yên tâm làm những việc khiến ba mẹ hạnh phúc. Đây cũng chính là một trong những động lực giúp chúng tôi làm thật tốt những việc đang làm” - anh Huy tự hào nói.
Tôi đánh giá cao những đóng góp của bà Nga trong công tác thiện nguyện tại địa phương. Nhiều năm qua bà Nga thường tổ chức bếp ăn thiện nguyện, phát cơm, cháo miễn phí cho người dân trong phường. Trong đợt dịch COVID-19, bà Nga cũng hỗ trợ nhiều suất ăn 0 đồng cho các khu nhà trọ, khu cách ly. Mong sẽ có thêm những tấm lòng tốt như vợ chồng bà Nga để nhiều người nghèo được giúp đỡ hơn. Ông NGUYỄN LÊ HIỆP, Chủ tịch UBND phường Hiệp Phú (TP Thủ Đức, TP.HCM).
Theo Plo.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự