Ngôi miếu cổ nằm trong lòng cây sanh khổng lồ

Thứ tư - 13/03/2024 10:11
Trải qua thời gian và bom đạn chiến tranh, ngôi miếu linh thiêng của người dân thôn Văn Minh vẫn tồn tại và nằm trọn trong lòng của một cây sanh khổng lồ. Không những mang ý nghĩa tâm linh, nơi đây còn là một địa chỉ đỏ trong lịch sử đấu tranh vệ quốc.
Ngôi miếu cổ nằm trong lòng cây sanh khổng lồ
Tại thôn Văn Minh, xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), có một ngôi miếu cổ nằm trọn trong lòng một cây sanh to lớn là nơi chiêm bái lâu đời của bà con địa phương và du khách.
a

Các bậc cao niên của làng cho hay, ngôi miếu có từ thời nào hiện không ai nắm rõ, và cũng chưa có một tài liệu nào ghi lại một cách chính xác về thời điểm xây dựng ngôi miếu này.

a

Người dân nơi đây thường gọi ngôi miếu này là Miếu Ông, bởi cách đó vài trăm mét cũng có một ngôi miếu cổ khác mang tên Miếu Bà, hiện đã không còn nguyên trạng bởi thời gian và bom đạn chiến tranh tàn phá.

a

Ông Đỗ Tấn Thùn, Chi hội trưởng Hội người cao tuổi thôn Văn Minh, người được giao trách nhiệm trông coi khu di tích.

a
Ông Thùn dẫn phóng viên chiêm bái khu di tích.
a
Tán cây sanh tỏa rộng ra toàn bộ khuôn viên hơn 100 m2, tạo nên nét cổ kính, linh thiêng.
Ngôi miếu cổ nằm trong lòng cây sanh khổng lồ - Ảnh 7.
Ngôi miếu được xây bằng đã tổ ong, có chiều dài 2.5m, chiều rộng 2,4m, chiều cao 2,8m.
a
Cây sanh với bộ rễ chằng chịt, khổng lồ ôm chặt, bao bọc lấy toàn bộ ngôi miếu cổ.
a

Theo ông Thùn, ngôi miếu cổ này có niên đại từ lâu đời người dân địa phương không ai nhớ rõ. Nhưng cây sanh ôm trọn ngôi miếu chỉ có tuổi đời dưới 100 năm.

a
Với nhiệm vụ trông coi khu di tích, ông Thùn thường xuyên tới quét dọn, thắp nhang ...
a
Phía trong miếu có nhiều câu đối bằng chữ Hán được viết nên từ khi lập miếu.
a
Theo ông Thùn, câu đối ở miếu được dịch nghĩa là"Khai lư quy mô đại/Tuần hoàn tạo hóa sanh".
a

Vào ngày 4/7/1945, cũng tại nơi đây đã diễn ra Hội nghị Tổng bộ Việt Minh. Hội nghị đã quyết định thành lập các tổ, đội tự vệ tập trung, các khu căn cứ huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị. Từ đây, lực lượng vũ trang đầu tiên của tỉnh Quảng Bình đã ra đời trong sự che chở đùm bọc của người dân địa phương trong những năm chiến tranh.

a

Năm 2005, khu vực ngôi miếu và cây sanh đã được UBND tỉnh Quảng Bình công nhận là di tích lịch sử, nơi ra đời của lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Bình.

a

Ngoài là địa chỉ tâm linh để bà con đến tâm nhang cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. khu Di tích còn có giá trị to lớn trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng, tinh thần chiến đấu anh cũng kiên cường, bất khuất cho các thế hệ tới con cháu sau này.

Nguồn Sức khỏe và Đời sống

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây