10 món ăn trị bệnh tiểu đường

Thứ sáu - 19/07/2013 12:41
Ngày Tết có rất nhiều món ăn ngon. Tuy nhiên, chọn chế biến món nào khi mà ai đó trong gia đình bị bệnh tiểu đường thì cũng không hề đơn giản.
Đái tháo đường (tiểu đường – TĐ) theo Đông y gọi là chứng tiêu khát. Nguyên nhân có nhiều nhưng tiêu biểu vẫn là do chứng thận hư gây ra, kèm theo những rối loạn chuyển hoá các chất trong cơ thể như: mỡ hay tì, vị hư nhược... mà sinh bệnh. Để có thể tham khảo và áp dụng được hiệu nghiệm, xin giới thiệu những món ăn thuốc có công hiệu làm lui bệnh TĐ, nếu khi thấy thích hợp có thể chọn lựa sử dụng được hiệu quả, an toàn.

1. Canh khổ qua

Dược liệu gồm: Mướp đắng tức khổ qua 100g
Cách bào chế: Rửa sạch khổ qua cắt lát, cho vào nồi đổ nước vừa phải nấu thành canh.
Công hiệu của món này là giảm đường huyết, nên phù hợp trong chứng TĐ bị nhẹ.

2. Cháo ý dĩ, hoài sơn

Dược liệu gồm: bột hoài sơn 50g, ý dĩ 25 g
Cách chế biến: Cho cả hai vị trên vào nồi đổ đủ nước hầm nhừ thành cháo loãng.
Cách sử dụng: Chia ra làm hai buổi trong ngày, ăn khi cháo đang còn nóng. Công hiệu của món này là ích thận, kiện tỳ nên thích hợp với người bị bệnh TĐ do thận hư.

3. Canh đậu đỏ, bí đao

Dược liệu gồm: đậu đỏ và bí đao lượng đủ ăn trong một bữa.
Cách chế biến: Cho đậu đỏ vào cung nước nấu gần chín, sau mới cho bí đao vào nấu chín nhừ.
Cách sử dụng: uống nước ăn hết cái, ngày ăn hai lần, có thể dùng thường xuyên.
Công hiệu của món này là lợi đái tháo, giải độc thích hợp trong chứng ĐTĐ sinh sưng phù, da ghẻ lở, mụn nhọt khó lành.

4. Nấm xào thịt nạc

Dược liệu gồm: Nấm tươi 250 g, thịt lợn nạc 50g, dầu vừng (mè) 25g, rượu gạo một chút, muối vừa đủ.
Cách chế biến: Rửa sạch nấm, thịt lợn nạc thái lát cho vào xào chung với dầu vừng nêm gia vị vừa ăn.
Cách sử dụng: Dùng làm thức ăn trong bữa cơm.
Công hiệu của món này là dưỡng khí, bổ huyết, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Thích hợp với bệnh chứng ĐTĐ mà có gan nhiễm mỡ mạn tính, khí huyết hư nhược.

5. Cháo cà rốt

Dược liệu gồm: cà rốt tươi 100 g, gạo dẻo 150g.
Cách chế biến: rửa sạch cà rốt, thái miếng, nấu chung với gạo dẻo thành cháo nhừ.
Cách sử dụng: ăn cháo vào buổi sáng và chiều. Cần ăn vài ngày liên tục.
Công hiệu của món này là kiện tỳ, lý khí, giáng trọc, giảm mỡ. Thích hợp với bệnh ĐTĐ có kèm theo mỡ máu cao, tỷ vị không điều hoà, bụng trướng khó chịu.

6. Cháo sâm, thiên môn đông

Dược liệu gồm: nhân sâm 6, thiên môn đông 30g, gạo lứt 100g.
Cách chế biến: Cho gạo lứt vào nồi đổ nước vừa nấu thành cháo. Khi cháo gần nhừ thì cho nhân sâm cùng thiên môn đông đã thái lát mỏng vào và tiếp tục nấu nhừ thành cháo.
Cách sử dụng: Chia ra hai lần, ăn vào buổi sáng và chiều. Cần phải ăn liền trong 7 – 10 ngày.
Công hiệu của món này  là ích khí, dưỡng tâm nên thích hợp với chứng ĐTĐ kèm theo bệnh mạch vành tim, tâm khí bất túc.

7. Cháo đào nhân

Dược liệu gồm: đào nhân10 –15g, gạo dẻo 100g.
Cách chế biến: Giã nát đào nhân ép lấy nước, bỏ bã, cho vào nồi đổ cùng gạo, nước vừa đủ  nấu nhỏ lửa đến nhừ thành cháo là được.
Cách sử dụng: chia ra ăn vào buổi tối và sáng. Cần ăn vài ngày liền.
Công hiệu của món này là hoạt huyết hoá ứ, thích hợp với người mắc chứng đái tháo đường kèm theo bệnh vành tim, khí trệ, huyết ứ.

8. Cháo hà thủ ô

Dược liệu gồm: hà thủ ô 30 – 60g, sơn dược (khoai mài) 40g, táo đỏ 3 – 5 quả, gạo tẻ thơm 100 g.
Cách chế biến: Hà thủ ô với sơn dược được nấu kỹ với lửa nhỏ, gạn lấy nước cho gạo và táo đỏ vào nấu nhừ thành cháo.
Cách sử dụng: Chia ra ăn hai lần vào buổi sáng và chiều.
Công hiệu của món này là tư bổ can, thận ích khí, dưỡng tâm. Thích hợp cho người mắc chứng ĐTĐ lại kèm theo bệnh vành tim, can và thận đều hư.

9. Gà ác hoàng kỳ

Dược liệu gồm: hoàng kỳ sống 30 – 50 g, gà ác (gà xương đen) 1 con.
Cách chế biến: gà thịt làm sạch lông, bỏ lòng ruột, cho gà cùng hoàng kỳ nấu sôi nhỏ lửa, sau đó vớt bỏ hết váng, đun thêm một lúc thì vớt xác hoàng kỳ ra, nêm mắm muối vừa miệng.
Cách sử dụng: Cần dùng mỗi ngày một thang. Cần ăn từ 3 – 10 ngày liền.
Công hiệu của mốn này là ích khí dưỡng tâm, rất có công hiệu với người mắc đái chứng ĐTĐ mà tâm hư, thận hư, ra nhiều mồ hôi trộm.

10. Cháo hải sâm

Dược liệu gồm: Hải sâm 41 g, gạo trắng 30 g.
Cách chế biến: Làm sạch hải sâm, thái miếng nhỏ, sau cho vào cùng gạo đổ nước nấu nhừ thành cháo.
Cách sử dụng:  Ăn vào buổi sáng, ngày 1 thang, cần ăn 3 – 5 ngày liền.
Công hiệu của món này là hoạt huyết, hoá ứ, lý khí, dứt đau. Thích hợp với chứng ĐTĐ kèm theo viêm tuyến tiền liệt, huyết ứ.

Nguồn tin: Văn hóa nghệ thuật ẩm thực

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây