1. Gạo nếp
Nhiều bệnh nhân tiểu đường thích ăn các món ăn từ gạo nếp. Tuy nhiên, bệnh nhân đái tháo đường phải kiểm soát việc ăn nhiều gạo nếp. Gạo nếp chứa nhiều tinh bột, tỷ lệ đường tăng cao gấp 4 lần gạo tẻ.
2. Thực phẩm giàu tinh bột
Bệnh nhân tiểu đường phải cố gắng kiểm soát lượng tinh bột ăn vào. Những thực phẩm chứa nhiều tinh bột trong cuộc sống của chúng ta bao gồm củ sen, khoai mỡ, khoai lang, khoai tây.
Nếu đường huyết tương đối ổn định, có thể ăn một số loại phù hợp, nhưng nếu chỉ số đường huyết không ổn định mà ăn nhiều thức ăn tinh bột sẽ dễ khiến đường huyết tăng vọt nhanh chóng trong thời gian ngắn.
Cơ thể con người nhanh chóng chuyển hóa những thực phẩm giàu tinh bột này thành glucose sau khi ăn vào, đây cũng là nguyên nhân chính khiến đường huyết tăng nhanh.
3. Thực phẩm giàu chất béo
Nhiều bệnh nhân đái tháo đường lầm tưởng rằng, thực phẩm giàu chất béo thì không có đường và sẽ không làm tăng nhanh lượng đường trong máu.
Suy nghĩ sai lầm này khiến nhiều bệnh nhân đái tháo đường tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm giàu chất béo, không chỉ dẫn đến các bệnh về tim mạch, mạch máu não mà còn khiến cho một lượng lớn chất béo ăn vào cơ thể cũng sẽ dẫn đến tình trạng lượng mỡ tích tụ lớn và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất protein, dễ dẫn đến tăng đường huyết .
4. Các loại cháo
Cháo muốn ngon cần phải đun nhiều lần trong cả quá trình nấu, do đó độ hồ hóa tinh bột có trong cháo là rất cao. Sau khi bệnh nhân tiểu đường ăn những thực phẩm này, các chất dinh dưỡng sẽ được cơ thể hấp thụ nhanh chóng nhưng lại không tiết ra một lượng lớn insulin dẫn đến lượng đường trong máu của bệnh nhân sẽ tăng cao sau khi ăn cháo.
Nguồn tin: Laodong.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự