1. Trà xanh
Trà xanh có vị đắng nhẹ và là nguồn giàu catechin. Catechin là polyphenol có lợi ích tích cực đối với sức khỏe và là chất chống oxy hóa đáng chú ý. Epigallocatechin gallate (EGCG) là một trong những catechin dồi dào nhất và được biết đến nhiều nhất trong trà xanh.
Trong một nghiên cứu trên tạp chí Biochemical and Biophysical Research Communications, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, EGCG đã ngăn chặn các tế bào T tạo ra các protein gây viêm được gọi là cytokine. Điều này cho thấy rằng, các hợp chất thực vật trong trà xanh có thể giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch. (Ảnh minh họa).
2. Trà nghệ
Nghiên cứu cho thấy nghệ có thể làm giảm viêm và chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, cả hai đều hỗ trợ tổng thể chức năng miễn dịch.
Hợp chất chính trong nghệ là curcumin. Theo một bài đánh giá trên tạp chí Foods, curcumin loại bỏ hiệu quả các loại gốc tự do khác nhau, kiểm soát các enzym trung hòa các gốc tự do và giúp ngăn chặn việc tạo ra các gốc tự do.
Các chất chống oxy hóa trong nghệ làm cho loại gia vị này trở thành một sự bổ sung có lợi trong chế độ ăn uống của bạn.
3. Trà đen
Loại trà đậm vị này có màu tối là từ một nhóm polyphenol được gọi là theaflavins. Nghiên cứu cho thấy, theaflavins và EGCG có hiệu quả oxy hóa tương tự nhau.
Tuy nhiên, các chất chống oxy hóa trong trà đen lại có tác dụng đặc biệt đối với hệ miễn dịch. Trà đen làm tăng kynurenine – một trong các dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn đã bắt đầu hoạt động.
Điều này cho thấy rằng, polyphenol trong trà đen giúp kích hoạt phản ứng miễn dịch ở những người khỏe mạnh.
4. Trà trắng
Nhờ quá trình chế biến tối thiểu, trà trắng là một trong những loại trà nhẹ nhất, có hương vị thơm ngon. Giống với trà xanh, trà trắng cung cấp một lượng catechin cao. Các nghiên cứu cho rằng trà trắng có lợi trong việc chống oxy hóa tương tự như trà xanh mặc dù tiềm năng chống oxy hóa của trà xanh vẫn cao hơn.
Một lợi ích khác mà trà trắng mang lại là khả năng kháng khuẩn. Trà trắng được cho là có khả năng kháng lại vi khuẩn Streptococcus mutans và vi khuẩn Streptococcus sobrinus, hai loại vi khuẩn gây sâu răng.
5. Trà gừng
Gingerol là hợp chất hoạt động chính chịu trách nhiệm tạo vị cay, mùi thơm và đặc tính y học của gừng.
Gingerol trong trà gừng không chỉ có khả năng chống oxy hóa, chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch mà còn có thể điều trị nhiễm trùng. (Ảnh minh họa).
Ngoài gingerol, gừng có chứa các hợp chất kháng virus khác, có hiệu quả chống lại cảm lạnh thông thường. Các hợp chất này có khả năng giảm đau, sốt và ho do cảm lạnh.
Nguồn tin: Laodong.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự