Công dụng tuyệt vời của củ cải trắng
Chữa ho, viêm họng: Củ cải trắng có tính hàn, rất tốt trong việc trị ho, tốt cho phổi. Đặc biệt vào mùa đông, một số người thường xuất hiện nhiều đờm khô, gây khó chịu cho phổi.
Ngoài ra, củ cải còn có chức năng trợ giúp những người bị tắc mũi, đau họng do cảm trong mùa đông.
Phòng ung thư: Trong củ cải chứa rất nhiều vitamin B, loại khoáng chất, trong đó hàm lượng vitamin C rất cao.
Ngoài ra, củ cải còn hàm chứa dầu cải và glycosid. Chất này có thể phát huy tác dụng đối với nhiều loại chất xúc tác, hình thành nên thành phần chống ung thư có vị cay. Vì vậy, củ cải càng cay, thành phần này càng nhiều, khả năng chống ung thư cũng càng tốt hơn.
Giữ cho cơ thể đủ nước: Với hàm lượng nước cao và rất nhiều vitamin C cũng như phốt pho và kẽm, củ cải là một thực phẩm bổ dưỡng cho các mô và có thể giúp cho cơ thể giữ nước, tăng sức khỏe cho làn da.
Phòng tránh thiếu máu: Củ cải có vitamin B12 tự nhiên và giúp thúc đẩy sự hấp thu sắt, tham gia vào việc tổng hợp hemoglobin, do đó lượng oxy hemoglobin tăng cao giúp bồi bổ thể lực, phòng ngừa thiếu máu.
Hỗ trợ tiêu hóa: Trong củ cải đường rất giàu chất xơ nên rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp phá vỡ và loại bỏ thức ăn tích tụ trong cơ thể.
Trị mụn: Trong lá củ cải giàu vitamin A, vitamin C, đặc biệt là hàm lượng vitamin C nhiều hơn các loại rau củ khác.
Vitamin C có thể phòng chống da lão hóa, ngăn chặn hình thành các vết thâm nám, giữ cho da được trắng mềm. Ngoài vitamin, hàm lượng chất xơ trong củ cải cũng khá nhiều, đặc biệt là chất xơ thực vật trong lá rất phong phú.
Các chất xơ thực vật này có thể xúc tiến dạ dày nhu động, tiêu trừ táo bón, có tác dụng bài trừ độc tố, từ đó cải thiện làn da thô ráp, mụn bọc.
Dưỡng ẩm cho làn da: Củ cải được cắt thành những lát mỏng và đem phơi khô để làm nguyên liệu cho nước tắm.
Trước khi tắm, cho củ cải khô vào một túi vải và ngâm vào nước tắm nóng 15-20 phút rồi mới tắm. Các vitamin có trong củ cải sẽ thấm sâu vào làn da, khiến cho làn da mịn màng và luôn tươi sáng.
Trong những ngày mùa đông, loại nước tắm này không chỉ giúp dưỡng ẩm cho làn da mà còn có tác dụng giữ ấm cho cơ thể.
Giảm béo: Uống nước ép củ cải trước bữa ăn cũng được phụ nữ Nhật Bản thường xuyên sử dụng để có vóc dáng thon gọn. Loại nước ép này giúp giảm béo hiệu quả mà không cần phải ăn kiêng hoặc hạn chế lượng thức ăn.
Giúp da mặt trắng hồng: Đắp mặt nạ có nguyên liệu từ củ cải cũng là một trong những cách tiến gần đến giấc mơ sở hữu làn da nõn nà của phái đẹp. Mặt nạ củ cải kết hợp với rau diếp cá sẽ giúp da mặt trắng hồng, rạng rỡ và đặc biệt là hết khô nẻ trong những ngày đông.
Cách làm rất đơn giản, chỉ cần xay hoặc dùng nước ép rau diếp cá và nước ép củ cải trộn với nhau, đắp lên mặt trong vòng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Mỗi tuần thực hiện từ 2 đến 3 lần sẽ đem lại làn da bất ngờ đáng mơ ước.
Nếu có bị cháy nắng thì nước ép củ cải và mật ong sẽ là phương pháp tuyệt vời để xoa dịu đi những vết rám nắng trên da. Một chậu nước rửa mặt mỗi ngày có pha nước ép củ cải cũng là cách để đem lại một làn da khỏe mạnh và một cảm giác thật dễ chịu, nhẹ nhàng không chỉ cho làn da mà cho cả tinh thần.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ củ cải
Trong dân gian dùng củ cải trắng làm thuốc chữa một số bệnh sau:
Chữa khàn tiếng không nói được: Lấy củ cải và gừng tươi giã vắt lấy nước uống.
Trị lao phổi: Củ cải 300g, mật ong 150g, phèn chua 10g, nước 400ml. Cho củ cải vào đun cùng với nước cho sôi, đến khi còn khoảng 100ml thì gạn lấy nước bỏ bã.
Cho phèn chua và mật ong vào nước này khuấy đều, đun sôi chia làm 3 lần uống trong ngày trước khi ăn.
Trị viêm phế quản mạn ở người cao tuổi: Củ cải trắng 250g, đường phèn, mật ong vừa đủ, một bát con nước. Sắc đến khi còn nửa bát con nước, ăn củ cải và uống nước. Mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
Trẻ nhỏ bị ho: Lấy củ cải thái thành miếng mỏng, thả vào ngâm trong nước đường đặc vài ngày. Mỗi lần lấy ra một thìa nhỏ, pha thêm nước nóng cho trẻ uống.
Chữa nhiệt miệng: Súc miệng bằng nước cốt củ cải, ngày súc miệng nhiều lần sẽ nhanh khỏi.
Chữa tiểu đường: Củ cải 250g, gạo 100g. Củ cải tươi rửa sạch, cắt nhỏ, nấu với gạo thành cháo ăn hằng ngày.
Trị sỏi mật: Củ cải 400g, mật ong 100g. Củ cải gọt vỏ, cắt từng miếng dài khoảng 6cm, tẩm mật ong rồi sấy khô (chú ý không để củ cải cháy). Ăn củ cải và uống cốc nước muối loãng độ mặn (như nước canh).
Ngoài ra, nước ép từ củ cải có tác dụng chống nấm và phòng ngừa sỏi mật.
Thực phẩm kiêng kỵ ăn với củ cải trắng
Lê, táo, nho: Khi bạn có ý định thực hiện một loại nước ép kết hợp giữa củ cải trắng với lê, táo, nho thì xin hãy dừng lại. Hàm lượng cetan có trong các loại trái cây này sẽ phản ứng với axit cianogen từ củ cải gây ra triệu chứng bướu cổ, suy tuyến giáp nặng nếu uống thường xuyên loại nước ép này.
Nhân sâm: Không chỉ có củ cải, sau khi bạn uống nhân sâm hãy nói không với các loại hải sản hay uống trà. Điều này là cấm kỵ, nếu bạn không muốn nhân sâm của mình bị giảm công dụng với sức khỏe hãy tuân thủ nguyên tắc này.
Theo Đông y, hải sản, củ cải tính hàn, hạ khí, trong khi đó, nhân sâm bổ khí, kết hợp sẽ triệt tiêu nhau. Do đó, bạn sẽ chẳng nhận được bất kỳ lợi ích nào từ nhân sâm khi sử dụng chúng với nhau.
Cà rốt: Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên vì trước đây có rất nhiều món ăn ngon miệng có sự góp mặt củ cải trắng với cà rốt, tuy nhiên, sau khi đọc được bài viết này, ngay lập tức, hãy dừng lại cách kết hợp không khoa học này lại nhé.
Củ cải giàu vitamin C nhưng trong cà rốt lại chứa nhiều enzym phân hủy loại vitamin này, do đó, khi sử dụng chúng với nhau, chẳng khác nào bạn đang tiêu hủy lượng vitamin C đưa vào trong cơ thể.
Mộc nhĩ: Củ cải kết hợp với mộc nhĩ sẽ khiến cho những người có cơ địa nhạy cảm bị viêm da. Chính vì thế, tốt nhất là không nên ăn cùng lúc hai loại thức ăn này.
Nguồn tin: Kenhbenhthuoc.com
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự