Cả 2 bất ổn trên đều có thể dẫn đến nguy cơ cao đối với đột quỵ và suy giảm khả năng tư duy, các chuyên gia cho biết.
“Các hình thức tổn thương não bộ mà chúng tôi quan sát được là khá quan trọng vì các tổn thương này chính là nguyên nhân gây ra đột quỵ hoặc suy giảm khả năng tư duy theo thời gian ở người cao niên”, bác sĩ Andrew Lim - nhà thần kinh học Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Sunnybrook (Toronto) chia sẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa chất lượng giấc ngủ và biểu hiện hoạt động của não bộ.
Nghiên cứu quan sát não bộ của 315 người sau khi chết, tuổi thọ trung bình là 90 và đa phần là phụ nữ. Trước khi họ chết, các chuyên gia đã tìm hiểu các hoạt động hàng ngày và giấc ngủ của họ trong thời gian ít nhất là xuyên suốt một tuần lễ. Dựa vào các số liệu có được, các chuyên gia đánh giá chất lượng giấc ngủ của họ.
Trong số đó có 29% từng bị đột quỵ, 61% cho thấy sự phá hủy ở các mạch máu trên não, từ nhẹ đến nặng. Các chuyên gia khẳng định rằng, người nào có giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn thì có nguy cơ bị xơ cứng các động mạch trên não cao hơn 27% so với người có giấc ngủ xuyên suốt; 31% nguy cơ các mô não bị phá hủy do thiếu khí oxy.
Nghiên cứu không khẳng định mối liên hệ nhân quả do giấc ngủ bị gián đoạn và các bất ổn não bộ. Tuy nhiên, sự gián đoạn trong giấc ngủ có thể là nguyên nhân hay hậu quả của sự xơ cứng mạch máu trên não hoặc phá hủy các mô não.
Nguyên nhân được các chuyên gia lý giải rằng giấc ngủ bị gián đoạn làm suy giảm tuần hoàn máu lên não và gây ra các bất ổn trên. Nếu sự liên hệ này được khẳng định thêm qua nghiên cứu thì các quan sát về giấc ngủ sẽ là cách giúp xác định nguy cơ đột quỵ ở người cao tuổi.
Báo cáo từ nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Đột quỵ tháng 1 qua.
Trần Trọng Hiếu
(Theo Live Science)
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự