Mướp đắng chứa tổ hợp vitamin phong phú
Nếu đem so sánh hàm lượng vitamin trong mướp đắng với các loại mướp thường thì rõ ràng mướp đắng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất hơn. Thành phần dinh dưỡng của trái khổ qua tính theo g%: protid 0,9, glucid 3, cellulose 1,1 và theo mg%: calcium 18, phosphor 29, sắt 0,6, caroten 40, vitamin B1 0,07 và vitamin C 22.
Trong trái khổ qua có một glycosid đắng gọi là momordicin và các vitamin B1, C, các acid amin như adenin, betain… Hạt chứa một chất dầu và một chất đắng. Nổi trội là các loại vitamin A, B1, B2, C, sắt, canxi, kali...
Những loại vitamin này giúp tăng cường, củng cố và cải thiện hệ miễn dịch. Chúng tham gia tích cực vào quá trình phòng chống và đẩy lùi bệnh tật, hạn chế nguy cơ mắc các chứng bệnh liên quan đến viêm nhiễm hay do hệ lụy của sự suy giảm hệ miễn dịch gây nên.
Theo Đông y, mướp đắng tính hàn, vị đắng, không độc, nếu được dùng thường xuyên sẽ giúp giảm các bệnh ngoài da, làm cho da dẻ mịn màng. Theo y học hiện đại, mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư; hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ.
Ngoài ra, mướp đắng còn có các tác dụng dược lý sau:
- Chống các gốc tự do - nguyên nhân gây lão hóa và phát sinh các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tổn thương thần kinh, viêm đường tiết niệu, tiểu đường...
- Tăng ôxy hóa glucose, ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào. Ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose.
- Có tác dụng sinh học giống insulin, giúp cơ thể tăng tiết insulin, rất tốt đối với bệnh nhân tiểu đường dạng 2.
Đặc biệt, mướp đắng có công dụng hữu hiệu trong trị tiêu chảy
- Trong trường hợp bị tiêu chảy hãy dùng lá của mướp đắng để điều trị như một loại thuốc trị tiêu chảy. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng với những trường hợp tiêu chảy nhẹ.
- Mướp đắng 60g, cà rốt 60g, thêm hành tiêu gia vị xào to lửa. Ăn ngày 2 lần. Nếu là trẻ em chỉ nên ăn ngày 1 lần.
- Hoa, lá và rễ khổ qua có tác dụng trj tiêu chảy: dùng rễ nấu nước uống; mỗi lần 30 g rễ sắc uống với đường trắng (cũng dùng trị lỵ).
Không chỉ vậy, có rất nhiều món ăn được chế biến từ khổ qua: nấu với tôm, thịt heo nạc; khổ qua ninh xương; hấp với thịt băm; muối dưa; làm nộm; xào, kho, ăn sống làm món ăn bổ mát, chống viêm nhiệt. Khổ qua còn được chế thành trà uống rất tốt.
Vì thế, chúng ta hãy chế biến, sử dụng thật hiệu quả để có được những món ăn ngon cũng như có được những hiệu quả hữu dụng từ mướp đắng nhé!.
Tác giả bài viết: Thanh Thanh
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự