1. Nhiệt độ nước ngâm chân
các bạn cần chú ý nhiệt độ nước ngâm chỉ nên để từ 40 ℃ ~ 45 ℃, bởi nếu ngâm nước nóng quá sẽ có hại cho tim mạch và não, hơn nữa nếu nóng quá dễ làm bỏng chân và gây nứt nẻ da chân.
2. Thời gian ngâm chân
Chú ý thời gian ngâm chân chỉ nên từ 15 ~ 30 phút, Khi ngâm bàn chân, máu sẽ dồn xuống hai chi, nếu kéo dài, có thể gây ra thiếu máu cung cấp cho não.
Nhất là với những bệnh nhân tim mạch, người cao tuổi nói riêng thì cần phải cẩn thận, không ngâm chân qua lâu, nếu thấy thấy tức ngực, chóng mặt, nên dừng chân nghỉ ngơi. Nếu có những bất thường rõ ràng khác, khi cần thiết, đến bệnh viện.
3. Thời điểm ngâm chân
Thời điểm ngâm chân cũng phải chú ý, phải đợi ít nhất 1 tiếng sau khi ăn bạn mới nên ngâm, bởi sau bữa cơm, hầu hết lưu lượng máu trên cơ thể dùng để cung cấp đến phụ trợ dạ dày tiêu thụ thực phẩm nếu ngâm chân ngay thì lưu lượng máu sẽ phải phân tán sang bên hai chân điều này sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thu, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng.
4. Thành phần trong nước ngâm chân
– Muối: Thêm hai thìa muối vào nước ngâm chân, giúp diệt khuẩn, chống viêm, nhuận tràng.
– Gừng: Thêm mấy lát gừng già vào nước ngâm chân, có tác dụng đánh tan khí lạnh trong cơ thể.
– Rượu: Thêm một chút rượu trắng giúp thúc đẩy tuần hoàn máu.
– Chanh: Thêm mấy lát chanh giúp vào nước ngâm chân giúp lưu thông khí, tinh thần tỉnh táo, phòng cảm cúm.
- Giấm: Thêm 3 thìa giấm vào nước ngâm chân giúp làm đẹp da.
5. Lưu ý đối tượng không nên ngâm chân
Vấn đề ở đây, không phải đối tượng nào cũng được phép ngâm và cách thức ngâm ra sao để có được hiệu quả nhất.
- Người bị viêm khớp dạng thấp
Đầu tiên nghiêm cấm với những người bị viêm khớp dạng thấp, xơ cứng tắc nghẽn động mạch. Những bệnh này thường mắc và xuất hiện ở người già, cho nên những ai mắc bệnh này hãy cân nhắc liệu pháp ngâm chân.
Bởi theo bác sĩ chuyên gia ngọai khoa huyết quản Trương Cường, ông đã chứng kiến khá nhiều người già bị mắc bệnh trên nhưng thường xuyên ngâm chân nước nóng, cho đến một ngày khi đưa đến bệnh viện thì chân đã bị hoại tử và phải cắt bỏ.Cho nên, những trường hợp bị mắc các triệu chứng trên hãy cân nhắc khi sử dụng việc ngâm chân nước nóng.
- Nguời bị suy giãn tĩnh mạch
Tiếp đến là những người bị giãn tĩnh hoặc bị suy tĩnh mạch thì việc ngâm chân cũng nên hạn chế. Nếu thực sự đã có thói quen này rồi, chuyên gia khuyên rằng, nên sử dụng các phòng tắm hơi, dùng nước nóng để chườm, nếu ngâm chân thì hãy sử dụng nước ấm với nhiệt độ không nên vượt quá 40 ℃.
- Trẻ em
Một đối tượng khác nữa bị ngăn cấm hoàn toàn với việc ngâm chân nước nóng chính là trẻ em. Bởi đối với các em, đang tuổi phát triển, nếu ngâm chân nước nóng sẽ làm cho dây chằng chân trở nên lỏng lẻo, không có lợi cho việc hình thành và duy trì sự phát triển của chân, thậm chí nặng hơn nữa nó sẽ làm cho cột sống biến dạng. Nghiêm trọng thì sẽ ảnh hưởng đến, não, tim, phát triển bụng.
- Những người bị bệnh tiểu đường.
Bởi với những bệnh nhân tiểu đường, thì lớp da chân tương đối mỏng, dây thần kinh và bàn chân nhạy cảm với nhiệt độ. Người bình thường cảm thấy nhiệt độ nước quá nóng, còn với những người mắc bệnh này thì mất nhiều cảm giác về nóng nên rất dễ bị bỏng da.
Hơn nữa, với bệnh nhân tiểu đường, nếu bị một mụn nước nhỏ, không xử lý y tế kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng bàn chân, viêm loét, có thể gây ra nghiêm trọng hoặc thậm chí phẫu thuật cắt bỏ.
Ngoài các nhóm này, có bàn chân của vận động viên, bàn chân của bệnh nhân herpes, eczema và các bệnh khác là không phù hợp với ngâm chân vào nước nóng, để tránh nhiễm trùng.
Nguồn tin: Khỏe và Đẹp
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự