Đây là 2 axit béo thuộc nhóm các loại axit béo thiết yếu nhưng cơ thể không thể tự sản xuất được, mà chỉ có thể hấp thu từ chế độ ăn uống.
Axit béo omega-3 được cấu thành chủ yếu từ ALA, sau đó được chuyển đổi thành axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA). ALA có tác dụng giảm viêm não, khớp, tiêu hóa và phổi. Lợi ích quan trọng nhất của nó là hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển, đặc biệt là sự tăng trưởng của thai nhi.
Ngoài ra, axit béo omega-3 đã được chứng minh là có khả năng hỗ trợ giảm các triệu chứng liên quan tới sức khỏe tâm thần, đặc biệt là trầm cảm và lo lắng.
Axit béo omega-6 có chứa nhiều LA, sau đó được chuyển đổi thành các chất béo không bão hòa lành mạnh khác. Nó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim, đồng thời giúp cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Omega-3 và omega-6 còn có chức năng nuôi dưỡng và duy trì các lớp mô trong tế bào, bằng cách hỗ trợ vận chuyển nước trong các tế bào. Một chức năng khác của axit béo omega-6 là bảo vệ các tế bào có nhiệm vụ giữ ẩm trên da. Chất béo này cũng giúp giảm viêm, nguyên nhân gây ra rối loạn tự miễn dịch, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh vẩy nến.
Để bổ sung vitamin F mỗi ngày, chúng ta có thể tăng cường khẩu phần ăn với các thực phẩm như: dầu đậu nành, dầu ô liu, dầu ngô, hạt hướng dương, quả hồ đào và hạnh nhân, dầu hạt lanh, hạt lanh, hạt chia, hạt cây gai dầu và quả óc chó.
Minh Ngân (Theo Medical DailyB)
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự