10 hành vi phổ biến nhất đang dần 'giết hại' dạ dày, nhiều người không biết

Thứ ba - 03/12/2019 03:50
Hiện nay, mọi người đều rất coi trọng bảo vệ sức khỏe, tuy nhiên có một số hành vi trong cuộc sống hàng ngày lại là thủ phạm gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là dạ dày.
10 hành vi phổ biến nhất đang dần 'giết hại' dạ dày, nhiều người không biết

1. Đói

Nếu bạn không ăn đúng giờ, cơ thể bị bỏ đói, axit và pepsin (là một ezyme) trong dạ dày sẽ trực tiếp làm tổn thương niêm mạc dạ dày, và quá đói cũng sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa, hấp thụ thức ăn, ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến dạ dày và đường ruột. Quá đói sẽ khiến lượng đường trong máu thấp, không đủ năng lượng để cung cấp cho đại não, sự tập trung bị suy giảm, thời gian dài sẽ làm tổn hại đến chức năng của các cơ quan quan trọng như tim, não, phổi.

2. Ăn quá nhiều

Sau khi ăn quá nhiều sẽ thường xuất hiện tình trạng tức ngực, thở gấp, khó chịu đường tiêu hóa, tiêu chảy hoặc táo bón, nghiêm trọng hơn có thể gây viêm ruột cấp tính, giãn dạ dày cấp tính, xuất huyết dạ dày. Ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa protein cao, sẽ làm tăng lượng tiết dịch mật, dịch tụy và gây viêm túi mật, viêm tụy cấp tính, đồng thời làm tăng gánh nặng cho tế bào gan, gây viêm gan. Nghiên cứu phát hiện, sau khi ăn quá no 2 tiếng, tỉ lệ mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não tăng gấp 4 lần.

3. Ăn tối quá muộn

Sau 10 giờ tối, mỗi cơ quan tiêu hóa cần nghỉ ngơi và tự sửa chữa. Ăn tối sau 10 giờ, thực phẩm vào dạ dày không lâu đã đi ngủ, nhu động dạ dày giảm, thời gian lưu trữ thức ăn trong dạ dày lâu, điều này sẽ gây tổn thương nhất định đối với niêm mạc dạ dày, có thể dẫn đến rối loạn chức năng dạ dày.  Trước khi đi ngủ 3 tiếng không ăn bất cứ thực phẩm nào, có thể giảm thiểu được chứng trào ngược axit vào ban đêm.

4. Vừa ăn vừa đi bộ, vừa ăn vừa nói chuyện

Hiện nay, nhiều người có thói quen vừa đi bộ vừa ăn sáng, thói quen này rất có hại cho sức khỏe. Vừa đi vừa ăn, bộ não phải điều khiển cả hệ thống tiêu hóa và hệ thống vận động, sự chú ý bị phân tán, vì không thể nhai kỹ, khiến cho thức ăn khó tiêu hóa và hấp thụ, ảnh hưởng đến chức năng hệ tiêu hóa, có thể dẫn đến khó tiêu, viêm dạ dày, hoặc có thể gây ra nghẹn. Vừa ăn vừa nói cũng rất có hại, thức ăn không được nhai kỹ, và sẽ nuốt quá nhiều không khí, dẫn đến ợ hơi, đầy hơi, khó tiêu.

5. Ăn uống không vệ sinh

Bệnh từ miệng mà ra, rất nhiều vi khuẩn virus, ký sinh trùng được đưa vào miệng thông qua thực phẩm ô nhiễm. Thực phẩm không sạch và đồ uống cũng là nguồn của H. pylori. Thực phẩm có mầm bệnh có thể gây viêm dạ dày ruột cấp tính, nhiễm ký sinh trùng,… Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori có thể gây ra một loạt các bệnh dạ dày và làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

6. Ăn thực phẩm có hương vị quá nặng

Hương vị quá nặng như thực phẩm quá cay, lượng muối cao sẽ trực tiếp làm tổn thương niêm mạc thực quản, dạ dày, làm nặng thêm bệnh dạ dày. Thức ăn quá ngọt cũng sẽ kích thích tiết axit dạ dày, dễ gây trào ngược dạ dày thực quản. Thực phẩm nướng, ngâm, và chiên có chứa nhiều chất gây ung thư, làm tăng tỷ lệ ung thư ở thực quản, đường tiêu hóa, gan, túi mật và tuyến tụy. Thực phẩm nhiều muối cũng có thể làm trầm trọng thêm bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch.

7. Ăn trái cây không đúng cách

Các loại trái cây như hồng, táo gai và táo tàu có chứa một lượng lớn tannin, tương tác với axit dạ dày và protein trong dạ dày, có thể tạo thành các chất giống như thạch, và cuối cùng có thể tạo thành sỏi dạ dày. Trong trường hợp này lời khuyên của các chuyên gia là không nên ăn nhiều trái cây như hồng, táo gai, táo tàu,... khi bụng đói. 

8. Hút thuốc và uống rượu

Như chúng ta đã biết, hút thuốc làm tổn thương phổi, nhưng hút thuốc cũng gây hại cho dạ dày. Khói thuốc sẽ vào dạ dày dọc theo đường tiêu hóa, kích thích trực tiếp niêm mạc dạ dày, khiến các mạch máu niêm mạc dạ dày co lại, gây co thắt, thiếu máu cục bộ và thiếu oxy.

Hút thuốc cũng ảnh hưởng sự hợp thành chất ở tuyến tiền liệt giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, do đó làm suy yếu hàng rào bảo vệ niêm mạc. Rượu cũng trực tiếp ảnh hưởng đến đến hàng rào niêm mạc dạ dày, gây sung huyết niêm mạc dạ dày, phù nề, thậm chí là xuất huyết.

9. Cà phê, trà đặc

Cà phê chứa chủ yếu là caffeine, trà chứa polyphenol, caffeine và axit tannic. Cà phê và trà đặc đều là những chất kích thích trung tâm, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến niêm mạc dạ dày thông qua phản xạ thần kinh, dẫn đến niêm mạc dạ dày bị sung huyết, phù nề, tăng tiết axit dạ dày, tổn thương hàng rào niêm mạc dạ dày, gây viêm, loét dạ dày. Uống một lượng lớn trà sau bữa ăn cũng sẽ làm loãng dịch dạ dày, không có lợi cho tiêu hóa, và làm tăng áp lực dạ dày, làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản.

10. Sử dụng thuốc bừa bãi

Hiện nay, tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh rất phổ biến, cảm lạnh, ho, viêm họng, tiêu chảy… cũng dùng kháng sinh. Lạm dụng kháng sinh không chỉ gây kháng thuốc mà còn gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, gây đau bụng, tiêu chảy, táo bón,… thậm chí là bệnh tật.

Nguồn tin: vietnamnet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây