Nhiều chuyên gia Đông y vẫn giảng: Bách bệnh do phong gây ra. Thầy thuốc bình thường hay coi thường cảm, thầy thuốc giỏi thì rất sợ cảm…
Viết về cảm mạo cho thật đầy đủ có thể phải cần soạn một cuốn sách dày mới hết được. Bài viết này chỉ nói về 2 hai dạng thường gặp để những người không chuyên về y học cũng có thể tiếp thu và ứng dụng vào việc phòng bệnh và chữa bệnh.
Cảm có chia ra phong hàn và phong nhiệt. Cả 2 đều có triệu chứng chung là: Đau đầu, phát sốt, cứng gáy, ho, đau họng…
Khác nhau là: phong nhiệt thì khát nước, sợ nóng, tịt mũi…
Phong hàn thì không khát hoặc khát mà thích uống nóng. Sợ lạnh, nước mũi chảy ròng ròng.
Nguyên nhân cảm là do phong tà xâm nhập vào cơ thể, bắt đầu đi qua huyệt phong môn. Huyệt này thuộc kinh bàng quang chạy 2 bên cột sống. Phong là gió, môn là cánh cửa (cửa của gió).
Tại sao sốt? Sốt là do tà khí và chính khí giao tranh. Tà khí muốn xâm nhập, còn chính khí thì đẩy ra.
Đau cứng cổ gáy là do cơ chế tự co cơ để “đóng cửa” lại.
Ho, chảy nước mũi hoặc tịt mũi, mất tiếng là do phế làm chủ bì mao, chủ âm thanh, khai khiếu ra mũi thông với họng. Nên khi phong tà phạm bì mao tức là phạm phế.
Bệnh cảm mới mắc nếu giải cảm kịp thời thì sẽ nhanh hết và không để lại hệ quả. Ngược lại nếu không kịp thời và giải hết, phong tà sẽ đi sâu vào bên trong. Đây gọi là cảm nhập lý thành các chứng đau bụng tiêu chảy, ho, có thể dẫn tới viêm phổi… Cảm lạnh không chữa kịp thời bệnh nặng có thể dẫn đến tử vong rất nhanh.
Chữa dứt cảm mạo là vấn đề ít được quan tâm một cách thấu đáo. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay do nhịp sống khẩn trương gấp gáp, lại có nhiều loại thuốc hạ sốt rất nhanh. Nhiều người cứ nghĩ hết sốt là hết cảm, mà không biết rằng cảm mạo chính là nguyên nhân của các bệnh viêm xoang, viêm mũi, ho hen, đường ruột mạn tính đau đầu kinh niên… đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt… và những rối loạn của tạng phủ gây ra không biết bao nhiêu bệnh nặng khác!
Do vậy, chữa cảm phải giải cảm triệt để bằng cách làm ra mồ hôi, Đông y gọi là hãn pháp.
Có nhiều cách phát hãn. Đối với chứng cảm mới mắc như sốt, ho mất tiếng đau vai gáy không có mồ hôi, cách tốt nhất là nấu một nồi nước xông, rồi xông cho ra mồ hôi. Vừa nhanh vừa giải cảm triệt để. Hoặc có có thể đến các phòng dịch vụ xông hơi để giải cảm.
Chống chỉ định: Cảm mà đã ra mồ hôi thì không được xông, khi ấy mồ hôi sẽ ra quá nhiều sẽ biến chứng nguy hiểm.
Cách khác: Cạo gió hay đánh cảm cũng rất tốt.
Đối với cảm nhiệt, nhanh nhất là đánh cảm bằng trầu không và dầu hoả.
Cách làm như sau: Đổ một ít dầu hoả ra bát, rồi vò lá trầu không, chấm vào dầu hoả đánh dọc 2 bên sống lưng (đánh xuôi từ trên xuống) đánh từ vùng huyệt Phong trì chỗ hõm sau gáy xuống đến hông. Rồi quay lại đánh tiếp như cũ. Đánh thấy càng đỏ càng hiệu quả. Thông thường đánh đến đâu, bệnh nhân thấy nhẹ đến đó. Rồi đánh 2 cung lông mày, từ đầu mày đến thái dương, rồi qua trước tai xuống cằm. Đánh nhẹ nhàng từ vùng Ấn đường xuống Sơn căn.
Đánh đến khi bệnh nhân hết sốt hoặc bớt sốt nhiều là được. Có người đánh một lần là hết. Có trường hợp bệnh nhân đỡ được 1 hoặc 2 giờ lại sốt lại, khi đó lại đánh tiếp như trên.
Nếu không có dầu hoả thì dùng quả chanh tươi cắt đôi ra rồi đánh như trên cũng rất tốt.
Đối với cảm lạnh thì đánh bằng dầu nóng hoặc cao sao vàng hay bạch hổ… cách đánh như nhau. Sau đó dùng ngải cứu hơ vào vùng huyệt Phong trì, Phong môn, Phế du. Nếu không biết chính xác huyệt thì cứ hơ ngải vào vùng cổ gáy là được .
Khi cảm không được giải. Phong tà sẽ lưu lại ở bì phu. Nhiều người vẫn than rằng hơi chút là cảm. Có người hàng chục năm không mặc được áo dài vì hở ra là cảm, trong người lúc nào cũng có thuốc hạ sốt, thuốc ho…
Tại sao vậy? Vì phong tà còn lưu ở trong, nên cứ gặp gió là bị. Vì theo thuyết đồng khí tương cầu (đồng khí thì tìm về với nhau), phong này sẽ tìm đến phong khác, như con chim mồi luôn nằm sẵn ở đó. Lại thêm hiện nay người ta hay bị nhiễm lạnh và gió của điều hoà nhiệt độ (phong nhân tạo), bệnh cứ từ năm này qua năm khác, dương khí mất dần (hoả mất dần) cho nên thấy chân tay thường lạnh, đặc biệt là bàn chân. Các vấn đề chính là bắt đầu từ đây.
Vì khi hoả suy thì tỳ dương không đủ, không vận hoá được thuỷ cốc (cơm nước, thức ăn) dẫn đến kém ăn, ăn không tiêu đau dạ dày… tỳ suy thì không nuôi được phế (tỳ thổ sinh phế kim) phế kém thì chân lông sơ hở lại dễ mắc cảm mạo (phế khí chủ bì mao).
Phế khai khiếu ra mũi thông với họng. Các bệnh viêm xoang, viêm mũi, viêm họng mãn tính, viêm phế quản đều ít nhiều có nguyên nhân từ đây. Cần lưu ý một điểm nữa là khi bàn chân lạnh thì toàn bộ cơ thể sẽ bị lạnh theo.
Vì bàn chân cũng phản chiếu toàn bộ nội tạng. Cho nên người ta thấy trẻ em về mùa lạnh không đi tất sẽ dễ bị viêm đường hô hấp, người lớn cũng vậy. Còn rất nhiều điều cần bàn về cảm nhưng xin để dịp khác thảo luận.
Hàng ngày tốt nhất là dùng ngải cứu hơ ấm 2 bàn chân. Rồi hơ 2 bên cột sống từ dưới lên đến cổ gáy. Hơ thấy người âm ấm lên là đạt. Người bệnh lâu ngày có thể phải hơ hàng tháng. Rồi thỉnh thoảng phải hơ nhắc lại.
Nhiều học viên diện chẩn sau khi áp dụng cách này cho bản thân và người nhà đều mang lại hiệu quả như ngủ ngon, khoẻ người, huyết áp được nâng lên đối với người huyết áp thấp, ăn ngon. Các bệnh mãn tính như viêm xoang, mũi họng, phế quản, thoái hoá đốt sống… được cải thiện. Có người gần như khỏi hẳn.
Nguồn tin: Trithucvn.net
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự